Sinh ra tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội), năm 1977, ông Kim Văn Tân theo gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới tại xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu, và bén duyên với cây chè từ đó.
Phong trào nông dân thi đua phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ và xuất hiện nhiều tấm gương làm kinh tế giỏi.
Điển hình là ông Kim Văn Tân với mô hình trồng, sản xuất chè, kết hợp cung ứng vật tư nông nghiệp cho cây chè, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Mạnh dạn đầu tư nhà máy
Tới bản Ngọc Lại, xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên hỏi thăm ông Kim Văn Tân mọi người đều hết lòng ca ngợi ông không chỉ là người sản xuất, kinh doanh giỏi mà còn tạo việc làm với mức lương ổn định cho nhiều lao động địa phương.
Ông Kim Văn Tân, sinh năm 1971, tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội). Năm 1977, ông theo gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới tại xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên.
Ở vùng đất mới, ông thấy rõ thế mạnh trong phát triển kinh tế gia đình, đó là phát triển kinh tế nông nghiệp từ trồng cây chè.
Với ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên làm giàu, cùng tư duy sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ứng dụng khoa học kỹ thuật, ông gặt hái được nhiều thành công, thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Ông Kim Văn Tân bén duyên với cây chè từ năm 1999 và gắn bó tới tận bây giờ.
Năm 1999, Dự án Chè 327 được triển khai trên địa bàn xã Mường Khoa (huyện Than Uyên, tỉnh Lào Cai) nay là xã Phúc Khoa (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu).
Khi đó, gia đình ông đăng ký trồng 1ha chè. Sau thời gian trồng, chăm bón, năm 2003, diện tích chè của gia đình ông và các hộ khác bắt đầu cho thu hoạch.
Lúc này, gia đình ông Tân lại gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm chè búp tươi. Xoay sở tìm cách tiêu thụ chè tươi, ông Tân có ý tưởng chế biến chè khô.
Nghĩ là làm, ông Tân tìm mua máy sao chè mini về sản xuất và gắn bó với nghề chế biến chè khô từ đó.
Ông chia sẻ gia đình ông bắt đầu làm chè khô từ năm 2003, lúc đầu chủ yếu làm thủ công, nhỏ lẻ.
Năm 2015, nhận thấy sản lượng chè tươi trên địa bàn xã Phúc Khoa mỗi ngày một tăng, ông Tân tính đến việc mở rộng sản xuất.
Sau khi bàn bạc, thống nhất với gia đình, ông quyết định vay vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chè khô. Ông cũng đứng ra thành lập Hợp tác xã Trà Tân Tiến, do ông làm Giám đốc.
Thời gian đầu xây dựng nhà máy, ông gặp không ít khó khăn về vốn và đầu ra cho sản phẩm.
Để giải quyết vấn đề này, ông Tân ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các bạn hàng trước đây, đồng thời tiếp tục quảng bá, mở rộng thị trường.
Quá trình sản xuất chè khô, ông luôn quan tâm, đặt chất lượng lên hàng đầu. Nhờ đó, chè thành phẩm của Hợp tác xã sản xuất ngày càng được khách hàng tin tưởng, lựa chọn.
Cùng với nỗ lực của bản thân, ông được chính quyền địa phương, Hội Nông dân các cấp, một số Ngân hàng hỗ trợ vay vốn, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho gia đình.
Nhà máy sản xuất Chè xanh Shan Tuyết của ông Kim Văn Tân được thiết kế khá bài bản, khoa học, rộng rãi, thoáng đãng.
Dây chuyền sản xuất chè khô được ông lắp đặt ở phía trong, với hệ thống ống xào, máy vò, máy sấy.
Bên trong nhà máy, hàng chục công nhân, mỗi người một việc. Người phụ trách đứng máy, người cào chè búp tươi vào băng tải tự động tuồn vào ống xào, người đóng bao, người vận chuyển... tạo nên khung cảnh lao động nhộn nhịp.
Theo ông Tân, để làm ra chè thành phẩm phải trải qua nhiều công đoạn. Sau khi thu hái từ người dân, chè tươi được đưa vào ống xào, xào chín, sau đó, chuyển qua hệ thống máy vò bằng băng tải.
Sau công đoạn vò, chè được đẩy sang hệ thống máy sấy thông qua băng tải.
Khi sấy xong, chè được đẩy sang bom tạo hình khô, sau đó sang bom tạo hình đánh mốc cũng bằng băng tải tự động.
Sau công đoạn đánh mốc sẽ cho ra chè thành phẩm. Tuy nhiên, để chè thành phẩm đảm bảo chất lượng phải tuân thủ chặt chẽ ở tất cả khâu, từ nguyên liệu đầu vào cho đến xào, vò, sấy, tạo hình, đánh mốc.
Tạo việc làm cho người dân
Hiện ông Kim Văn Tân ký hợp đồng bao tiêu chè tươi cho gần 200 hộ dân ở xã Phúc Khoa và thị trấn Tân Uyên (huyện Tân Uyên), với diện tích gần 300ha.
Bình quân mỗi ngày, Hợp tác xã của ông sản xuất, chế biến từ 6-7 tấn chè thành phẩm.
Mỗi năm, ông thu mua trên 7.500 tấn chè tươi của người dân, bán ra thị trường trong nước, xuất khẩu sang các nước Trung Đông hơn 1.000 tấn chè thành phẩm, thu gần 50 tỷ đồng.
Trừ chi phí, ông Tân lãi hơn 3 tỷ đồng/năm.
Ngoài sản xuất, chế biến chè khô, ông Tân còn trồng 3,7ha chè với năng suất gần 52 tấn, lợi nhuận thu về 145 triệu đồng.
Cùng với việc ký hợp đồng bán chè búp tươi cho Hợp tác xã Trà Tân Tiến, các hộ dân ở xã Phúc Khoa còn được Hợp tác xã cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để chăm bón diện tích chè của gia đình.
Gần đến lứa hái cuối cùng trong năm, ông Tân mới thu hồi lại tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cung ứng cho các hộ dân trước đó.
Sau khi ký hợp đồng, các hộ dân buộc phải tuân thủ việc chăm sóc, bón phân, phun thuốc, thu hái theo yêu cầu của Hợp tác xã, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm chè tươi.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Kim Văn Tân còn tạo việc làm, thu nhập ổn định cho khoảng 40 công nhân, với mức lương từ 6-7 triệu đồng/tháng.
Chị Trần Thị Lệ, bản Phúc Khoa, xã Phúc Khoa - công nhân làm việc cho Hợp tác xã Trà Tân Tiến cho biết chị làm việc ở đây từ năm 2015, với mức lương 6 triệu đồng/tháng.
Không chỉ có mức lương ổn định, chị còn ký kết với Hợp tác xã thu mua 2ha chè cho gia đình. Với sản lượng mỗi năm đạt gần 90 tấn, gia đình chị yên tâm về giá và đầu ra.
Bên cạnh phát triển kinh tế gia đình, ông Kim Văn Tân còn tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Từ năm 2019 đến nay, ông Tân đã cho 4 hộ dân vay vốn xây dựng nhà và giúp một số hộ nghèo vay vốn làm ăn nhưng không tính lãi.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phúc Khoa Lò Văn Lục khẳng định ông Kim Văn Tân là gương nông dân điển hình của xã trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
Ngoài phát triển kinh tế, ông còn giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cho bà con và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Thời gian tới, xã tiếp tục khuyến khích ông Tân phát huy hiệu quả mô hình, quan tâm, hướng dẫn bà con giúp họ nâng cao thu nhập.
Với những thành tích trên, ông Kim Văn Tân đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu, Hội Nông dân tỉnh Lai Châu và trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Đặc biệt, ông vinh dự được bình chọn là một trong 100 gương mặt nhà nông tiêu biểu, nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023”./.
Ngày 8.8, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Kiểm định Chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (KĐCLGD- ĐHQGHN) tổ chức...
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định phê duyệt kế hoạch tuyển sinh lớp 10 các trường trung học phổ thông và các lớp trung học cơ sở, trường phổ thông dân...
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam đã công nhận kết quả đỗ vào lớp 10 THPT không chuyên tỉnh Hà Nam năm học 2023 - 2024. Điểm chuẩn...
Tài xế xe khách biển Nghệ An lái xe bỏ chạy sau khi tông hai thanh niên đi xe máy trên đường tránh Huế tử vong, ngày 10/3
Trường đại học Nông Lâm TP.HCM vừa công bố phương thức tuyển sinh các ngành đại học và cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non năm 2024 với khoảng 5.095 chỉ tiêu cho 3 cơ sở đào tạo.
Thạc sĩ Nguyễn Quang Thi - giáo viên Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng đưa ra những lời khuyên giúp giáo viên và học sinh dạy - học tốt môn...
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đang công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2023-2024, Tuổi Trẻ Online cập nhật.
Đại biểu Quốc hội cho rằng tội phạm hiện nay liều lĩnh, nếu để người cao tuổi tham gia lực lượng an ninh cơ sở có thể bị nguy hiểm, khó thực hiện nhiệm vụ.
Một nhà máy ở Trung Quốc đã mở dịch vụ tiêu hủy ảnh cưới để giúp các cặp vợ chồng đã ly hôn thoát khỏi tình cảnh khó xử khi đối mặt với những tấm ảnh chụp thuở còn mặn nồng.