Người biểu tình ủng hộ Palestine trèo lên nóc tòa nhà quốc hội Australia và giăng những biểu ngữ phản đối cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Bốn người biểu tình mặc trang phục tối màu trèo lên nóc tòa nhà quốc hội Australia ở thủ đô Canberra ngày 4/7, giăng các biểu ngữ ủng hộ người Palestine và phản đối xung đột ở Dải Gaza, trong đó có biểu ngữ "Từ sông ra biển, Palestine sẽ tự do".
Một người còn dùng loa phát biểu, cáo buộc chính phủ Israel phạm tội ác chiến tranh ở Dải Gaza. "Chúng ta sẽ không quên, không tha thứ và tiếp tục phản kháng", người biểu tình nói.
Nhân chứng cho biết một số cảnh sát và nhân viên an ninh đã khuyên người dân tránh đi bộ gần lối vào chính của tòa nhà quốc hội, trong khi lực lượng này giải tán người biểu tình trên nóc tòa nhà. Nhóm biểu tình sau đó bị cảnh sát áp giải rời tòa nhà.
"Đây là hành vi xâm phạm an ninh của quốc hội nghiêm trọng. Tòa nhà quốc hội đã được sửa sang với chi phí rất lớn để ngăn những cuộc xâm nhập như này. Cần phải mở điều tra", chính trị gia phe đối lập Australia James Paterson nói.
Từ khi nổ ra chiến sự ở Dải Gaza. nhiều cuộc biểu tình ủng hộ Palestine đã diễn ra ở Australia, trong đó có các cuộc biểu tình hàng tuần ở những thành phố lớn và biểu tình trong khuôn viên trường đại học suốt nhiều tháng.
Công đảng cầm quyền Australia hồi đầu tuần đã đình chỉ tư cách của nghị sĩ Fatima Payman sau khi bà đổi sang phe đối lập để thể hiện sự ủng hộ tư cách nhà nước của Palestine. Australia hiện không công nhận tư cách nhà nước của Palestine, song Ngoại trưởng Penny Wong hồi tháng 5 nói nước này có thể công nhận trước khi tiến trình hòa bình giữa chính quyền Israel và Palestine hoàn tất.
Hamas ngày 7/10 năm ngoái tấn công Israel, khiến 1.200 người thiệt mạng và bắt 250 người về Dải Gaza làm con tin. Israel đã mở chiến dịch quân sự ở dải đất để đáp trả, khiến hơn 38.000 người thiệt mạng.
Ngọc Ánh (Theo Reuters)
Hình ảnh từ chiến trường cho thấy thiết giáp Nga được gắn thiết bị gây nhiễu cầm tay lên nóc để chống UAV, nhưng vẫn bị phá hủy.
Thủ tướng Fiala thông báo Czech quyên góp đủ tiền mua 300.000 quả đạn pháo cho Ukraine, thay vì 800.000 quả như Tổng thống Pavel tuyên bố trước đó.
Giáo hoàng Francis cho rằng Ukraine nên thể hiện 'dũng khí giương cờ trắng' và bắt đầu đàm phán để chấm dứt xung đột với Nga.
Tổng thống Pháp Macron chỉ trích Nga có giọng điệu 'kỳ quái và đe dọa', sau cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước.
Điện Kremlin nói sự tham gia của phương Tây khiến chiến dịch của Nga tại Ukraine trở thành 'chiến tranh', cụm từ Moskva thường tránh sử dụng trước đây.
Lực lượng Houthi tại Yemen thông báo bắn cháy tàu hàng Anh bằng tên lửa diệt hạm và cho drone tập kích chiến hạm Mỹ trên Biển Đỏ.
Vụ ám sát hụt ông Trump sẽ khiến công tác bảo vệ ứng viên trong chiến dịch tranh cử gắt gao hơn, các hoạt động của họ không còn diễn ra như trước.
Điện Kremlin cho biết loạt đề xuất sửa đổi học thuyết hạt nhân do Tổng thống Putin đưa ra nên được coi như lời cảnh báo đối với phương Tây.
Sáng 26/2 (giờ Thụy Sỹ), bên lề Khóa họp lần thứ 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Dennis Francis.