Nga nêu lý do ông Putin đề xuất sửa đổi học thuyết hạt nhân

07:30 27/09/2024

Điện Kremlin cho biết loạt đề xuất sửa đổi học thuyết hạt nhân do Tổng thống Putin đưa ra nên được coi như lời cảnh báo đối với phương Tây.

"Đó nên được coi là tín hiệu rõ ràng nhằm cảnh báo các quốc gia về hậu quả nếu tham gia cuộc tấn công vào đất nước chúng tôi bằng nhiều phương tiện khác nhau, không nhất thiết phải là vũ khí hạt nhân", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói hôm 26/9, khi nhắc đến những đề xuất điều chỉnh học thuyết hạt nhân mà Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố trước đó.

Ông Peskov không đề cập đến Ukraine, nhưng lưu ý rằng lực lượng răn đe hạt nhân Nga đang được điều chỉnh do "các diễn biến căng thẳng dọc theo biên giới quốc gia", đồng thời khẳng định Nga tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình là "vấn đề không phải bàn cãi".

Tại phiên họp của Hội đồng An ninh Liên bang Nga hôm 25/9, Tổng thống Putin cho rằng nước này cần cập nhật học thuyết hạt nhân do tình hình chính trị và quân sự thế giới đang thay đổi liên tục. Ông đề xuất hàng loạt sửa đổi về học thuyết hạt nhân, trong đó có mở rộng danh sách "những mối đe dọa quân sự" nằm trong phạm vi áp dụng chính sách răn đe.

"Hành động hung hăng của một quốc gia phi hạt nhân, nếu có sự tham gia và hỗ trợ của một cường quốc hạt nhân, sẽ bị coi là đòn tấn công chung nhằm vào Nga", ông Putin nói khi đề cập một trong những điều kiện cho phép Moskva đáp trả bằng vũ khí nguyên tử.

Ông chủ Điện Kremlin không nêu tên quốc gia cụ thể, song truyền thông Nga nhận định điều này nhắm đến trường hợp Ukraine, quốc gia phi hạt nhân, sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga.

Cũng trong phiên họp, Tổng thống Putin nói rằng Mosvka sẽ cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu "nhận được thông tin đáng tin cậy" về một cuộc không kích quy mô lớn nhằm vào Nga bằng "tên lửa hành trình, máy bay không người lái (UAV), phi cơ chiến thuật và chiến lược, tên lửa siêu vượt âm và các vũ khí khác".

Việc ông chủ Điện Kremlin đề cập UAV được cho là động thái đáng chú ý, do Ukraine thường xuyên sử dụng loại khí tài này để tấn công mục tiêu trong đất Nga.

Các đề xuất hiện mới ở dạng dự thảo, cần được ông Putin thông qua trước khi có hiệu lực. Tổng thống Nga không nói khi nào sẽ phê duyệt những đề xuất này.

Đề xuất thay đổi học thuyết hạt nhân của Nga được đưa ra trong bối cảnh Ukraine đang thúc giục các đồng minh phương Tây cho phép sử dụng vũ khí tầm xa viện trợ để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, nỗ lực này vẫn chưa có kết quả vì các nước lo ngại căng thẳng có thể leo thang hơn nữa.

Học thuyết hạt nhân hiện hành của Nga được thông qua năm 2020, trong đó quy định 4 trường hợp Moskva có thể sử dụng vũ khí nguyên tử.

Thứ nhất là nếu Nga nhận được "thông tin đáng tin cậy" rằng tên lửa đạn đạo đã được phóng về hướng nước này hoặc đồng minh. Trường hợp thứ hai là khi vũ khí hạt nhân hoặc các loại khí tài hủy diệt hàng loạt khác được sử dụng để chống lại Nga hoặc đồng minh.

Tiếp theo là trường hợp kẻ thù có hành động nhằm vào "cơ sở quân sự, nhà nước quan trọng", có thể làm gián đoạn năng lực phản ứng của lực lượng hạt nhân. Cuối cùng là kịch bản Moskva bị tấn công bằng vũ khí truyền thống có khả năng đe dọa đến tồn vong quốc gia.

Vũ Hoàng (Theo RT, AFP)

Có thể bạn quan tâm
Tham vấn chính trị lần 3 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam-Qatar

Tham vấn chính trị lần 3 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam-Qatar

20:20 19/07/2024

Ngày 19/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã cùng Quốc vụ khanh Ngoại Qatar Soltan Bin Saad Al-Muraikhi đồng chủ trì phiên họp Tham vấn chính trị lần thứ 3 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam-Qatar.

Ảnh ấn tượng (20-26/5): Nga nói đàm phán với Ukraine phải dựa trên ‘lẽ thường’, Kiev khẳng định tên lửa S-300/S-400 hoạt động ở ‘chảo lửa’ Kharkov

Ảnh ấn tượng (20-26/5): Nga nói đàm phán với Ukraine phải dựa trên ‘lẽ thường’, Kiev khẳng định tên lửa S-300/S-400 hoạt động ở ‘chảo lửa’ Kharkov

07:50 27/05/2024

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin nói về việc đàm phán hòa bình với Kiev, chiến sự ở Gaza, Tây Ban Nha công nhận nhà nước Palestine, Tổng thống Iran tử nạn trong vụ rơi máy bay… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Tình hình ở Kursk: Ukraine tuyên bố bước đi mới táo bạo, Nga nói về hậu quả của 'hành động liều lĩnh điên rồ'

Tình hình ở Kursk: Ukraine tuyên bố bước đi mới táo bạo, Nga nói về hậu quả của 'hành động liều lĩnh điên rồ'

07:20 15/08/2024

Ukraine công bố các kế hoạch mới sau khi tiến hành xâm nhập và tấn công tỉnh Kursk của Nga, trong khi Moscow nói rằng, Kiev đang phải gánh chịu các tổn thất lớn do 'hoạt động hoàn toàn liều lĩnh và điên rồ này'.

Đề nghị phía Hoa Kỳ đánh giá khách quan về tự do tôn giáo ở Việt Nam

Đề nghị phía Hoa Kỳ đánh giá khách quan về tự do tôn giáo ở Việt Nam

19:40 04/07/2024

Chiều ngày 4/7, trả lời câu hỏi của phóng viên khi Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào trong danh sách theo dõi đặc biệt về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2023, theo báo cáo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết:

Mỹ không kích các mục tiêu Iran ở Iraq và Syria

Mỹ không kích các mục tiêu Iran ở Iraq và Syria

07:00 03/02/2024

Mỹ thông báo thực hiện các cuộc không kích vào Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cùng những nhóm thân Tehran tại Iraq và Syria, đánh trúng hơn 85 mục tiêu.

Việt Nam-Ấn Độ: Xứng tầm chiến lược toàn diện

Việt Nam-Ấn Độ: Xứng tầm chiến lược toàn diện

07:20 13/08/2024

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, vốn được mong đợi từ lâu, diễn ra từ ngày 30/7-1/8 với nhiều ý nghĩa quan trọng.

Đài Loan tố Trung Quốc đưa tàu, máy bay áp sát lúc bà Thái Anh Văn ở Mỹ

Đài Loan tố Trung Quốc đưa tàu, máy bay áp sát lúc bà Thái Anh Văn ở Mỹ

11:30 06/04/2023

Giữa lúc nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy, cơ quan phòng vệ Đài Loan phát hiện 1 máy bay và 3 tàu chiến của Trung Quốc tiến gần hòn đảo này.

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

08:50 30/03/2024

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.

Dâng hương tưởng niệm 55 năm ngày mất Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp

Dâng hương tưởng niệm 55 năm ngày mất Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp

16:00 01/09/2024

Nhân kỷ niệm 55 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2/9/1969-2/9/2024) và 79 năm Quốc khánh Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), các Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Pháp, đã cùng nhau tới công viên Montreau ở TP. Montreuil để đặt vòng hoa tại tượng đài Bác.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới