Sáng 14-6, tại tọa đàm về nhà báo Xuân Thủy, nhiều bài tham luận được đưa ra, làm rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cùng những đóng góp to lớn của ông cho sự nghiệp báo chí cách mạng và ngoại giao của đất nước.
Sáng nay, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985), nhân dịp kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Mở đầu sự kiện là những thước phim tài liệu về Xuân Thủy - nhà báo cách mạng ưu tú, người tham gia sáng lập Hội Nhà báo Việt Nam. Phim tài liệu với thời lượng 15 phút đã tri ân những đóng góp của nhà báo Xuân Thủy với công cuộc đấu tranh vì độc lập tự do cho dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, vì sự nghiệp báo chí Việt Nam.
Nhiều câu chuyện gần gũi được các diễn giả đưa ra trong toạ đàm. Đặc biệt là chuyện nhà báo Xuân Thủy làm báo "Suối reo" trong nhà tù đế quốc được GS.TS Tạ Ngọc Tấn, phó chủ tịch thường trực Hội đồng lý luận Trung ương kể lại.
GS.TS Tạ Ngọc Tấn cho biết ngay từ lúc ngoài 20 tuổi, nhà báo Xuân Thủy đã là ký giả, có bài đăng trên các báo Tin tức, Đời nay, là thông tin viên cho tờ Trung Bắc Tân văn và từ năm 1932 hoạt động cách mạng thông qua báo chí.
Bút danh Xuân Thủy ra đời trong thời kỳ này và trở thành tên gọi của ông cho đến khi qua đời. Từ năm 1938 -1943, vì những hoạt động chống thực dân nên ông nhiều lần bị bắt giam, bị đưa đi lưu đày.
Trong nhà tù Sơn La, ông cùng bạn tù là nhà báo Trần Huy Liệu bí mật làm tờ Suối reo. Để tránh sự kiểm tra của bọn cai ngục, có khi các nhà báo phải đưa giấy, bút, mực vào trong khu vực... hố xí để viết. Trong hoàn cảnh đó, chủ bút Xuân Thủy đã xuất khẩu thành thơ tếu rằng: "Đi theo ánh sáng vào trong ấy/ Chớ để văn chương phải nặng mùi!"
Trong hồi ký "Suối reo năm ấy," nhà báo Xuân Thủy kể lại rằng, để "xuất bản" báo Suối reo, ông và đồng đội phải khéo léo mắc một ngọn đèn điện nhỏ vào góc nhà xa cửa ra, bịt kín lại chỉ để một lỗ nhỏ cho ánh sáng hắt xuống các trang giấy viết. Một người tù phải phục ngay cạnh cửa để sẵn sàng báo động nếu có bọn gác ngục đi tới.
Đầu năm 1944, ông bị đưa về quản thúc tại quê nhà, được Đảng đón đi hoạt động bí mật, phụ trách báo Cứu quốc của Tổng bộ Việt Minh, do Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp chỉ đạo. Từ đó, ông dành nhiều tâm sức cho việc tổ chức và phát triển báo Cứu quốc với những bài báo, trang báo, số báo nóng bỏng khí phách cách mạng, mở ra một trang sử mới cho nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Với những công lao, đóng góp to lớn của nhà báo Xuân Thủy với sự nghiệp báo chí cách mạng nước nhà, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương đề xuất nên nghiên cứu, dựng tượng nhà báo Xuân Thủy.
"Ở Đài Tiếng nói Việt Nam đã dựng tượng nhà báo Trần Lâm, vị giám đốc, tổng biên tập đầu tiên của Đài, vậy nên thời gian tới chúng ta nên nghiên cứu dựng tượng nhà báo Xuân Thủy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoặc Hội Nhà báo Việt Nam. Việc này cần làm sớm để tri ân ông và cũng để giáo dục truyền thống với những người làm báo hôm nay" - PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh.
Điều đặc biệt là, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nơi tổ chức toạ đàm cũng nằm ngay trên con đường Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội).
Cũng tại toạ đàm, hơn 30 tài liệu, hiện vật gốc được trưng bày, kể về con đường nhà báo Xuân Thủy đến với báo chí cách mạng Việt Nam; Xuân Thủy với Báo Cứu quốc, với Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng; Xuân Thủy với Hội những người viết báo Việt Nam (nay là Hội Nhà báo Việt Nam); Xuân Thủy và Hội nghị Paris...
Đặc biệt, nhiều tư liệu, hiện vật quý được trưng bày như: Trang phục, đồ dùng của nhà báo Xuân Thủy trong quá trình công tác; bản thảo viết tay, đánh máy và một số bài viết trên Báo Cứu quốc; Giấy chứng nhận ký ngày 8-3-1960 do Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ) trao tặng nhà báo Xuân Thủy vì những đóng góp cho sự phát triển hợp tác và đoàn kết của tổ chức này.
Có 263 trẻ em và 63 phụ trách sẽ tham gia phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ I, thảo luận cho ý kiến, kiến nghị vào 2 chủ đề chính là “Phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại, trẻ em” và “Bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng”.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan đề nghị ngành y ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính để giảm phiền hà cho người bệnh.
TP HCM ghi nhận 581 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng trong tuần qua, tăng 26% so với trung bình tháng trước.
Ngày cao điểm xây dựng đô thị 'Sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh - an toàn' sống xanh hôm 29-6 thu hút đông đảo chiến sĩ tình nguyện hè.
Có lúc mẹ la tôi khá nặng: 'Nhà nghèo mà đua đòi, sau có làm ông to bà lớn không mà học?'.
Tác phẩm “Nói không với Fake News” của nhóm tác giả đến từ Đoàn Thanh niên Bộ Thông tin và Truyền thông đoạt giải Nhất thể loại Infographic cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ II, năm 2024.
'Tổ Hai lúa” là tên gọi mà người dân miền Tây đặt cho nhóm thợ chuyên cất nhà tình thương số 2 của xã Định Yên, huyện Lấp Vò.
Giữa xã hội bộn bề có nhiều lo toan và va chạm tổn thương, em nghĩ ai cũng cần có một người tri kỷ, em cũng vậy.
Đội ngũ cán bộ chiến sĩ trẻ tiếp tục triển khai lớp huấn luyện cho đội hình thành lập mới tại Bến xe miền Đông, trong đó chú trọng huấn luyện kỹ năng tuần tra ban đêm, kỹ năng tự vệ chính đáng, nhận diện đối tượng khả nghi, trang bị kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho đoàn viên thanh niên, lực lượng bảo vệ...