TPO - Có 263 trẻ em và 63 phụ trách sẽ tham gia phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ I, thảo luận cho ý kiến, kiến nghị vào 2 chủ đề chính là “Phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại, trẻ em” và “Bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng”.
Ngày 23/8, tại Hà Nội, Ban cố vấn và Ban Tổ chức Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ I, năm 2023 đã họp rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Phiên họp.
Anh Lê Hải Long, Trưởng Ban Công tác thiếu nhi T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Đội T.Ư cho biết, Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ I sẽ có sự tham gia của 263 trẻ em và 63 phụ trách đến từ 63 tỉnh, thành phố.
Các đại biểu thiếu nhi có độ tuổi từ 11 - 16, có kết quả học tập, rèn luyện tốt, tích cực tham gia công tác Đội và các hoạt động xã hội. Phiên họp sẽ có sự tham gia của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Bên cạnh đó, các đại biểu trẻ em đảm bảo tính đại diện về giới tính, dân tộc, tài năng…
Anh Lê Hải Long, Trưởng Ban Công tác thiếu nhi T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Đội T.Ư thông tin tại buổi làm việc |
Anh Lê Hải Long, Trưởng Ban Công tác thiếu nhi T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Đội T.Ư thông tin tại buổi làm việc |
Phiên họp sẽ tập trung vào 2 chủ đề chính là “Phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại, trẻ em” và “Bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng”. Đây là những vấn đề đang được trẻ em và toàn xã hội đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Để chuẩn bị cho phiên họp, T.Ư Đoàn đã chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh, thành có mô hình Hội đồng trẻ em cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức kỳ họp Hội đồng trẻ em theo 2 chủ đề của phiên họp. Đồng thời, các tỉnh, thành Đoàn cũng tổ chức cho đại biểu trẻ em của đơn vị mình được tiếp xúc, lắng nghe, tổng hợp ý kiến của trẻ em trên địa bàn liên quan đến 2 chủ đề của phiên họp.
Ông Vũ Minh Đạo - Vụ trưởng Vụ Văn hóa, giáo dục, Văn phòng Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc của Ban cố vấn Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em |
Ông Vũ Minh Đạo - Vụ trưởng Vụ Văn hóa, giáo dục, Văn phòng Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc của Ban cố vấn Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em |
T.Ư Đoàn cũng đã xây dựng bộ câu hỏi và triển khai khảo sát ý kiến của trẻ em về 2 chủ đề tại phiên họp bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp trên phạm vi toàn quốc. Tính đến ngày 22/8, T.Ư Đoàn đã tiếp nhận được 40.050 phiếu trả lời của trẻ em các tỉnh, thành phố.
Các đại biểu tham gia buổi làm việc |
Các đại biểu tham gia buổi làm việc |
Dự kiến Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ nhất sẽ diễn ra từ ngày 8-10/9, tại Hà Nội. Các đại biểu sẽ chia 8 tổ thảo luận 2 nội dung chủ đề của phiên họp. Phiên họp toàn thể Quốc hội trẻ em sẽ diễn ra vào sáng 10/9, do chính trẻ em điều hành, có sự tham dự của Lãnh đạo Quốc hội và các ban, bộ, ngành T.Ư. Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu sẽ vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan Bảo tàng Quốc hội.
Các thành viên của Ban cố vấn và Ban tổ chức Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em cơ bản thống nhất về chương trình do T.Ư Đoàn dự thảo. Nhiều ý kiến đóng góp về nội dung, chương trình, cách thức tổ chức… với mục tiêu để các em nói lên được tiếng nói của mình, được đóng vai như một đại biểu Quốc hội thực sự.
Chị Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư kết luận buổi làm việc |
Chị Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư kết luận buổi làm việc |
Kết luận buổi làm việc, chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư đánh giá cao các ý kiến đóng góp rất giá trị, trách nhiệm, tâm huyết vào các nội dung trong công tác chuẩn bị tổ chức Phiên họp.
Theo chị Trang, tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em, các em không chỉ đóng vai các đại biểu Quốc hội, mà đây là mô hình giúp các em được tiếp cận, tìm hiểu hoạt động, cách thức vận hành phiên họp Quốc hội cũng như vai trò của một đại biểu Quốc hội thực sự. “Dù đóng vai nhưng các em sẽ mang tâm thế của đại biểu Quốc hội; ý kiến, kiến nghị, giải pháp là của chính các em”, chị Trang cho hay.
Từ những đóng góp, đề xuất của các em sẽ là cơ sở để các ban, bộ, ngành Trung ương hoàn thiện các cơ chế, chính sách bảo vệ, chăm lo, giáo dục trẻ em, phát huy tốt nhất trí tuệ, tài năng của các em.
Nhiều khu vực của suối Cửa Tử, nổi tiếng với giới trekking, bị đất đá vùi lấp sau trận mưa gần đây.
Đại hội Hội LHTN Việt Nam điểm cấp cơ sở đầu tiên ở Hòa Bình ghi dấu ấn với hoạt động giới thiệu sắc màu văn hóa và đặc sản địa phương, sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên.
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM, không chỉ có ý nghĩa giao lưu văn hóa và hợp tác song phương, Lễ hội Việt-Nhật còn có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Lực lượng chức năng mất ba giờ vận động, đại diện cơ sở Thẩm mỹ viện Chaewon mới mở cửa cho kiểm tra hoạt động đào tạo chăm sóc da làm đẹp không phép.
Có 6 đội hình chuyên được kích hoạt nhằm thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động an sinh xã hội hướng tới lợi ích cộng đồng, cũng như phát huy sức trẻ của thanh niên Cần Thơ.
Hàng trăm trường hợp trẻ em bị bạo hành, lạm dụng hoặc gặp khó khăn trong việc nuôi dạy ở TP.HCM được ghi nhận và hỗ trợ kịp thời.
Ngày 15/8, Tỉnh Đoàn - Nhà thiếu nhi tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ khánh thành hồ bơi phòng chống đuối nước thanh thiếu nhi tỉnh Sóc Trăng.
Lăng được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX, nằm trong tổng thể cảnh quan lăng Vua Thiệu Trị, có bố cục theo hướng 'nội quan, ngoại quách'.
Clip gửi đến cuộc thi để kể về việc làm tình nguyện 13 năm vá đường của anh Phạm Văn Hiếu (sinh năm 1990, ở thành phố Hà Nội).