Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt tại thành phố New York (Mỹ) đứng dậy đấu tranh đòi cải thiện điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân trong một hãng dệt tại Mỹ thành lập công đoàn đầu tiên và giành được một số quyền lợi.
Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm và hủy bỏ việc bắt trẻ con lao động.
Ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Nữ đại biểu người Đức Clara Zetkin đề nghị chọn một ngày làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, và hội nghị đã thống nhất chọn ngày 8/3.
Ngày 8/3/1911 có tới hơn 1 triệu người tham gia hưởng ứng ở các nước Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ. Năm 1912, nhà thơ Mỹ James Oppenheim viết bài thơ Bánh mì và Hoa hồng và kể từ đó, nó trở thành bài hát chính thức của Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Năm 1975, Liên Hiệp Quốc bắt đầu chú ý và tổ chức Ngày Quốc tế Phụ nữ. Năm 1977, Liên hiệp quốc đề nghị các nước dành một ngày vì quyền lợi của phụ nữ và hòa bình thế giới. Và 8/3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho phụ nữ ở nhiều quốc gia.
Hiện nay, Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 vẫn được xem là ngày lễ chính thức tại nhiều nước. Ở Romania, Ngày Quốc tế Phụ nữ được coi trọng tương đương Ngày của Mẹ. Trong ngày lễ này, các em nhỏ sẽ tặng quà, hoa để tỏ lòng biết ơn cho bà và mẹ của mình.
Ở Nga, hoa mimosa vàng và chocolate là hai món quà phổ biến nhất trong ngày ngày 8/3. Theo quan niệm của người Nga, chocolate thể hiện cho sự ngọt ngào. Các đấng mày râu tại đất nước này muốn cùng người phụ nữ của mình chia sẻ những ngọt ngào, vượt qua mọi đắng cay cuộc sống.
Ở Italy, Ngày Quốc tế Phụ nữ - còn gọi là Festa della Donna cũng được kỷ niệm bằng cách tặng hoa mimosa. Nguồn gốc của truyền thống chưa được xác nhận rõ ràng, nhưng nó được cho là bắt đầu ở Rome sau Thế chiến II.
Ở Mỹ, tháng 3 là tháng lịch sử của phụ nữ. Ở Ấn Độ, nhiều lễ hội được tổ chức trong ngày 8/3 cho chị em. Một số tổ chức của phụ nữ, tổ chức phi chính phủ, sinh viên và nhà hoạt động xã hội tích cực tham gia các hội thảo, các cuộc biểu tình quần chúng. Các bộ phim theo chủ đề này cũng được công chiếu. Một số vấn đề nhạy cảm về giới cũng được tổ chức để khơi dậy nhận thức chung của người dân nhân dịp này.
Tại Vương quốc Anh, Ngày Quốc tế Phụ nữ được tổ chức theo nhiều cách, với trọng tâm đặc biệt là nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội và chính trị ảnh hưởng đến phụ nữ. Các sự kiện diễn ra trên khắp đất nước để vinh danh phụ nữ, bao gồm các buổi nói chuyện, các lớp tập thể dục và hợp đồng biểu diễn, nhiều sự kiện trong số đó được tổ chức nhằm mục đích gây quỹ từ thiện, hướng tới lợi ích của phụ nữ.
Còn ở Việt Nam, ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng là niềm tự hào của dân tộc khi đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền.
Ngày nay, để thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, một nửa thế giới, các cơ quan, đoàn thể, gia đình thường tổ chức kỷ niệm ngày 8/3 rất trang trọng, tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp. Ngày 8/3 cũng là ngày nam giới thể hiện sự chăm sóc yêu thương với người phụ nữ mà họ yêu quý.
Ngày 8/3 mỗi năm đều có một chủ đề riêng, được khởi xướng bởi Liên hợp quốc từ năm 1996. Các chủ đề thường liên quan tới vấn đề quan trọng của phụ nữ trên toàn thế giới như phụ nữ lãnh đạo, xóa đói giảm nghèo, quyền bình đẳng...
Ví dụ, năm 2017, chủ đề của ngày 8/3 là "Phụ nữ trong thời đại thay đổi công việc". Năm 2021, chủ đề là "Hành trình phụ nữ trong lãnh đạo: Xây dựng tương lai bình đẳng mới trong thế giới COVID-19". Còn chủ đề của Ngày Quốc tế Phụ nữ năm 2024 là "Truyền cảm hứng hòa nhập", theo website của IWD (International Women's Day).
Ngày Quốc tế Phụ nữ có màu sắc biểu trưng, đó là tím, xanh lá cây và trắng.
Website của IWD giải thích: "Màu tím tượng trưng cho công lý và phẩm giá. Màu xanh lá cây tượng trưng cho hy vọng. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết. Các màu sắc này bắt nguồn từ Liên minh Chính trị và Xã hội của phụ nữ (WSPU) ở Anh vào năm 1908".
8/3 không phải ngày lễ được ăn mừng trên khắp thế giới. Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là ngày lễ chính thức tại 28 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy vậy ở một số nước, nó cũng chỉ là ngày lễ chính thức cho nữ giới chứ không phải toàn dân.
Mưa lớn gây ngập nhiều tuyến đường ở TP Vinh, Nghệ An, một số trường đã thông báo cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Tài khoản Facebook của em gái ruột ở Mỹ nhắn tin hỏi mượn 3.000 USD. Sau đó, hướng dẫn bà chuyển khoản số tiền này cho một người khác. Sau...
Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận đề nghị BQL Dự án Thăng Long phối hợp với các đơn vị khảo sát dọc theo sông Phan để xác định các vị trí dòng chảy bị thu hẹp (nếu có), đề xuất phương án khơi thông.
Đến năm 2030, 5 huyện ngoại thành không lên thành phố nhưng được đầu tư hạ tầng để đạt đô thị loại III, sau đó mới xem xét mô hình phù hợp, theo ông Phan Văn Mãi.
Việc cập nhật, bổ sung các quy định về dữ liệu ADN trong cơ sở dữ liệu căn cước tại dự thảo Luật Căn cước (sửa đổi) dự kiến sẽ...
Liên quan đến vụ 4 tiếp viên hàng không xách ma túy từ Pháp về Việt Nam, ngày 22.3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí...
Ngày 30/4, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa ra quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với nguyên Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương cùng 4 cấp dưới. Những người bị khởi tố và bắt tạm giam gồm: Trần Văn Công (SN 1960, trú tại phường Đông Hải, TP.Thanh Hóa), nguyên Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương; Chu Đức Khương (SN 1979, trú tại phường Quảng Cát, TP.Thanh Hóa), Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng...
Câu hỏi: Xin hỏi nếu đã kết hôn mà vẫn chung sống như vợ chồng với người khác thì bị pháp luật xử lý thế nào? Trả lời: Theo Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015, “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” được quy định như sau: 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một...
Sau khi bị bắt, bước đầu, phạm nhân Mai Văn Đệ (SN 1991, quê Hải Giang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) khai nhận lý do trốn trại là do muốn ngăn cản vợ đi nước ngoài mà không liên lạc được.