Đến năm 2030, 5 huyện ngoại thành không lên thành phố nhưng được đầu tư hạ tầng để đạt đô thị loại III, sau đó mới xem xét mô hình phù hợp, theo ông Phan Văn Mãi.
Thông tin được Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi nêu tại kỳ họp chuyên đề của HĐND thành phố khóa 10, sáng 22/6, khi giải trình báo cáo quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trước đó, TP HCM xây dựng Đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP HCM) giai đoạn 2021-2030. Song song đó, 5 huyện cũng xây dựng đề án riêng và đều đồng loạt mong muốn được lên thành phố trước năm 2030 với lý do khó đạt được các tiêu chí lên quận.
Theo ông Mãi, từ nay đến năm 2030, TP HCM vẫn giữ nguyên 22 đơn vị hành chính và đô thị, bao gồm đô thị trung tâm ở khu hiện hữu, TP Thủ Đức, 16 quận, 5 huyện. Giai đoạn này, thành phố sẽ gia tăng nội lực cho các đô thị, đơn vị hành chính. Trong đó, địa phương tập trung định hình rõ nét mô hình thành phố trong thành phố đối với TP Thủ Đức. Với 5 huyện sẽ đầu tư hạ tầng để các địa phương đạt tiêu chuẩn đô thị loại III.
Theo quy định, đô thị loại III phải đạt một số tiêu chuẩn như: quy mô dân số toàn đô thị từ 150.000 người trở lên; mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km2 trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị tối thiểu đạt 75% so với tổng số lao động...
Người đứng đầu chính quyền TP HCM cho biết TP Thủ Đức "cần được gia cố thêm" để hoàn thiện mô hình thành phố trong thành phố. Điều này đảm bảo phù hợp quy hoạch chung giai đoạn 2030-2040, TP HCM có 5 vùng đô thị: gồm trung tâm, Thủ Đức, khu Nam, Tây Bắc, Tây Nam. Riêng Cần Giờ sẽ được nghiên cứu thêm để xác định là một khu riêng biệt hay nằm trong khu Nam.
"Sau năm 2030, nếu mô hình thành phố trong thành phố phát huy hiệu quả thì ba vùng gồm khu Nam, Tây Bắc, Tây Nam sẽ được tổ chức mô hình tương tự như TP Thủ Đức", ông Mãi nói.
Theo hồ sơ quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được các đại biểu HĐND thông qua, từ nay đến năm 2030, hệ thống đô thị của thành phố bao gồm: khu vực trung tâm (các quận nội thành đạt tiêu chuẩn của đô thị đặc biệt), TP Thủ Đức - đô thị loại I và 5 đô thị vệ tinh gồm Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ - đô thị loại III. Đây sẽ là cơ sở để nâng cấp lên thành phố.
Đô thị vệ tinh là đô thị trực thuộc nhưng có tính chất độc lập tương đối về cơ sở kinh tế - kỹ thuật, nhằm cân bằng lao động tại chỗ, hạn chế giao thông con lắc (dân đi từ ngoại ô vào thành phố và ngược lại đều đặn sáng, tối), đồng thời đảm nhiệm các chức năng phù hợp với tiềm năng lợi thế trong sự phân công với đô thị trung tâm.
Từ sau năm 2030, TP HCM sẽ có khu vực trung tâm (các quận nội thành) là đô thị đặc biệt và 4 đô thị trực thuộc gồm TP Thủ Đức, 3 đô thị vệ tinh loại II hoặc III, gồm: phía Bắc (Hóc Môn - Củ Chi), phía Tây (Bình Chánh), phía Nam (huyện Nhà Bè, Cần Giờ và quận 7). Ranh giới chính thức của các đô thị trực thuộc TP HCM sẽ được xác định khi thành lập các đô thị này.
Theo hồ sơ quy hoạch vừa được HĐND thành phố thông qua, TP HCM đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ đạt hai con số và GRDP bình quân đầu người thuộc nhóm đứng đầu cả nước. Thành phố dự kiến triển khai khoảng 199 dự án, trong đó có khoảng 72 dự án trọng điểm đặc biệt ưu tiên đầu tư với tổng số vốn khoảng 360 tỷ USD.
Chính quyền thành phố kiến nghị Chính phủ cho phép nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý và Phát triển thành phố đặc biệt; phát triển các dự án nhà máy điện gió ngoài khơi biển Cần Giờ và dự án vịnh Gành Rái làm đầu mối kết nối khu vực phía Nam TP HCM với vùng Đông Nam Bộ; đầu tư tuyến đường ven biển mới phía Nam phục vụ phát triển kinh tế biển từ Gò Công Đông, Tiền Giang qua Cần Giờ rồi đến Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai.
Hồ sơ quy hoạch TP HCM sẽ được hoàn thiện và trình Thủ tướng vào tháng 6, dự kiến phê duyệt vào quý 3. Thành phố cũng đang chuẩn bị các hội nghị để tìm kiếm các cơ chế phù hợp thu hút đầu tư cho các dự án.
Lê Tuyết
HUẾ - Chiều 19.5, Ban Chỉ huy quân sự xã Bình Thành (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, người dân vừa phát hiện một quả đạn...
Việc triển khai công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hằng năm đối với phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” của Công đoàn huyện Thạch Thất đã góp phần quan trọng cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế và ngăn ngừa nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Ngô Quốc Đạt, 28 tuổi, cùng 3 người khác bị cáo buộc làm giả giấy khám sức khỏe, chứng nhận nghỉ việc... bán cho người cần để hưởng bảo hiểm xã hội.
Đại biểu Quốc hội phản ánh ý kiến cử tri, ngoài trường hợp ông Vương Tấn Việt, còn có bao nhiêu trường hợp sử dụng bằng rởm tương tự và họ đang ở đâu?
Hai hộ dân tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) hiến đất để phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam với quan điểm: “Hiến đất, góp sức cho dự...
Ngày 24/12, thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM, đơn vị vừa triệt phá một băng nhóm cướp tài sản và cho vay nặng lãi do Phạm Hữu Tài (SN 1979) cầm đầu. Sau thời gian dài theo dõi, Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố đã phát hiện nhóm của Tài có dấu hiệu cho vay nặng lãi nên lập chuyên án đấu tranh. Qua các biện pháp nghiệp vụ, cảnh sát phát hiện Tài chỉ đạo các đối tượng khác cho nhiều người vay tiền với lãi suất 360%/năm....
Một số tin tức đáng chú ý: Thủ tướng đồng ý đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai; TP.HCM tiếp tục họp gỡ vướng bất động sản; 2.122 ca mắc COVID-19 mới
Nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) tổ chức tại Vương quốc Saudi Arabia, ngày 20/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
Trên địa bàn phường Minh Nông, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ vừa xảy ra vụ án con trai dùng dao sát hại bố ruột. Nghi phạm bị bệnh tâm thần.