NSƯT - BTV Kim Cúc - người đọc bản tin chiến thắng trên sóng phát thanh Đài tiếng nói Việt Nam ngày 30.4.1975 đã ví, vào ngày hôm ấy, mỗi khoảnh khắc đều trở thành lịch sử.
Phóng viên tìm đến nhà của BTV Kim Cúc nằm trong khu tập thể Đài Tiếng nói Việt Nam (128C Đại La, Hà Nội) nhưng gia đình cho biết, ở tuổi 80 sức khỏe của bà không còn cho phép để chuyện trò, gặp gỡ, ôn lại những ký ức của một thời tuổi trẻ sôi nổi như đã từng.
Vài năm trước, khi phóng viên đến nhà, NSƯT - BTV Kim Cúc vẫn giữ phong độ, giọng nói sang sảng, khỏe khoắn, bà kể chuyện mạch lạc, như thể tất cả chỉ vừa mới xảy ra ngày hôm qua.
Dù năm tháng đã đi qua, ký ức về ngày hôm ấy - ngày dân tộc toàn thắng vẫn in sâu trong từng câu chuyện kể của NSƯT Kim Cúc. Bà vẫn có thể đọc thuộc từng chữ trong bản tin đã được phát đi vào ngày 30.4.1975.
Bản tin ngắn gọn, súc tích nhưng đủ khiến cả dân tộc vỡ òa. Bản tin có nội dung: “Mời các bạn nghe tin chiến thắng chúng ta mới nhận được. Đúng 11h30, quân ta tiến vào Sài Gòn, đánh chiếm dinh Độc Lập. Bộ Tổng tham mưu Ngụy - Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng”.
Theo lời kể lại của NSƯT Kim Cúc, bản tin chiến thắng ngày 30.4.1975 là bản tin quan trọng nhất bà từng đọc trong cuộc đời làm biên tập viên ở Đài tiếng nói Việt Nam. Bản tin với bấy nhiêu chữ nhưng lại trở thành bản tin đáng nhớ nhất, xúc động nhất và quan trọng nhất với BTV Kim Cúc.
Vào lúc 11h30 ngày 30.4.1975, khi lá cờ của Quân Giải phóng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của Mỹ, ngụy, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, khoảnh khắc ấy đã mở ra trang sử mới huy hoàng của dân tộc sau bao nhiêu năm đấu tranh vệ quốc.
11h45, bản tin được gửi về Đài tiếng nói Việt Nam thông báo quân ta đã tiến vào Sài Gòn lật đổ cánh cổng cơ quan đầu não của ngụy quân, ngụy quyền, và giải phóng hoàn toàn thành phố. BTV Kim Cúc thời điểm đó đang trong ca trực nên có trách nhiệm đọc ngay bản tin trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam lúc 11h45.
Sau đó, một bản tin khác được làm lại, dựng thêm thông tin, thêm nhạc nền là ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” và lên sóng lúc 18h00 ngày 30.4.1975.
Nhiều người chỉ biết đến bản tin phát sóng lúc 18h00 và đã thắc mắc, tại sao một bản tin quan trọng như thế lại được phát đi muộn như vậy trên sóng phát thanh quốc gia? Nhưng thực chất, tin chiến thắng do NSƯT Kim Cúc đọc đã được lên sóng lúc 11h45.
Đằng sau bản tin chiến thắng trên sóng phát thanh ngày 30.4.1975 còn có nhiều giai thoại được kể lại. Người mang bản tin từ Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam về Đài tiếng nói Việt Nam đã gặp tai nạn trên đường đi, khi về được đến cổng Đài, phóng viên ấy đã ngất lịm. Ngay lập tức, một phóng viên khác đã cầm bản tin chạy nhanh đến phòng thu để bản tin kịp lên sóng phát thanh đúng 11h45 hôm ấy.
Ngay sau khi bản tin chiến thắng phát trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, người dân Hà Nội đã đổ ra đường reo hò vang dội, tay cầm cờ, miệng hô vang: Chiến thắng rồi, chiến thắng rồi. Cả thủ đô hân hoan trong khoảnh khắc lịch sử. Từ đây, lịch sử đất nước đã sang trang.
Mỗi khoảnh khắc, mỗi giây phút kể từ khi lá cờ của Quân Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc lập vào trưa ngày 30.4.1945 - tất cả đều đã trở thành lịch sử. Khắp Thủ đô, nơi cờ hoa rợp phố, còn vang lên giai điệu “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Giai điệu này cũng trở thành một chứng tích lịch sử, đánh dấu bước ngoặt lớn lao của dân tộc, gắn với ký ức - niềm cảm xúc vô bờ của cả một thế hệ đã mất ngủ cùng Thủ đô hôm ấy.
Giai thoại gắn với “Như có Bác trong ngày đại thắng” cũng được nhạc sĩ Phạm Tuyên nhiều lần kể lại. Vào đêm 28.4.1975, sau khi nghe bản tin cuối cùng của Đài có tin phi công Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tiếng đồng hồ từ 9h30 phút tối đến 11h00, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết xong bài “Như có Bác trong ngày đại thắng”.
Với nhạc sĩ Phạm Tuyên, “Như có Bác trong ngày đại thắng” trở thành tác phẩm đặc biệt bậc nhất trong sự nghiệp sáng tác, ca khúc không chỉ ghi lại cảm xúc, dự cảm của cá nhân ông về ngày thống nhất, còn thể hiện được cảm xúc thiêng liêng của cả dân tộc, khi “lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng”.
Giai điệu “Như có Bác trong ngày đại thắng” được lồng vào bản tin chiến thắng phát đi vào 18h00 trên sóng phát thanh quốc gia ngày 30.4.1975.
Cho đến hôm nay, sau 49 năm ngày thống nhất đất nước, bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” và bản tin phát thanh của BTV Kim Cúc vẫn ghi lại những dấu ấn, cảm xúc không thể nào quên trong một ngày - mà mỗi khoảnh khắc đều là lịch sử.
Đã có nhiều giai thoại về dự cảm, lời tiên tri của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngày toàn thắng, non sông thu về một mối. Năm 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Mười lăm năm nữa, ta sẽ toàn thắng, đất nước thống nhất”. Lời tiên tri đã thành hiện thực, 15 năm sau, mùa Xuân năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước.
Khi làm phim “Nhà tiên tri”, đạo diễn Vương Đức nói, ông đã đọc rất nhiều tài liệu về Bác để làm bộ phim này. Chiến thắng năm 1975 đã nằm trong dự tính của Người. Những lời tiên tri ấy đã mang thêm màu sắc mới, màu sắc của huyền thoại để hậu thế kể về ngày 30.4.1975.
Thay vì vùi nguồn sống vào lòng đất hay thiêu cháy thì chúng ta dùng nó để cứu người... Nguồn tạng hiến là niềm hy vọng cho sự sống hồi sinh.
Ngày 14.12, tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết, vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do bệnh dại tại địa bàn huyện...
Người đàn ông 50 tuổi đau lưng, đi tiểu buốt, kết quả chụp chiếu phát hiện sán não ký sinh khắp cơ thể.
Giữa tháng 6, đại học Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây, tổ chức buổi lễ tốt nghiệp cho sinh viên duy nhất Tạ Chí Long với đầy đủ thủ tục và livestream trên mạng xã hội.
Những ngày này, đội hình chiến sĩ tình nguyện hè TP.HCM 2024 dần hoàn thiện chặng cuối các công trình tại Lào, cũng là năm thứ 20 tuổi trẻ TP.HCM có mặt tại nước bạn mỗi dịp hè.
Một trong những quán canh bún quen thuộc với nhiều người Sài Gòn, có nhiều tên gọi qua từng năm tháng như canh bún trên lầu; canh bún đường ray hay cái tên lưu giữ lâu nhất - canh bún Mẹ Tôi.
Các ngành chức năng của Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đang nỗ lực hoàn thiện những công đoạn cuối cùng của việc trùng tu di tích quốc gia Hải...
Nhiều người nhập viện sau khi bị kiến đốt Gần đây nhất, một bệnh nhân nam 49 tuổi ở Quảng Ninh bị sốc phản vệ và phải nhập viện cấp cứu sau khi bị kiến cắn vào trán trong lúc làm việc. VTV đưa tin, trưa 6/9, nhân viên Trạm Y tế xã An Sinh - Thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) trực tiếp cấp cứu tại nhà cho bệnh nhân T.D.P. (49 tuổi) bị sốc nghi do phản vệ và vận chuyển thành công bệnh nhân đến Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều kịp thời. Trước đó, khi...
Đại diện tuổi trẻ TP.HCM về Hà Tĩnh nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên Lý Tự Trọng.