Một trong những quán canh bún quen thuộc với nhiều người Sài Gòn, có nhiều tên gọi qua từng năm tháng như canh bún trên lầu; canh bún đường ray hay cái tên lưu giữ lâu nhất - canh bún Mẹ Tôi.
Ông Phan Duy Tân, con trai của người lập quán là bà Mến, đã đặt cho quán cái tên canh bún Mẹ Tôi để tri ân những nồi canh bún của mẹ đã nuôi ông và các anh chị em khôn lớn.
Theo những lời kể của khách quen, ngày trước quán bán ngay gần chợ Trần Hữu Trang (phường 10, quận Phú Nhuận), sau đó chuyển về 115/62 Lê Văn Sỹ (phường 13, quận Phú Nhuận) trong một con hẻm nhỏ nằm nép một bên đường ray xe lửa.
Canh bún Mẹ Tôi mở cửa từ 10h trưa đến 19h tối hằng ngày. Cứ đến độ ăn trưa hoặc tan tầm, con hẻm nhỏ lại thêm phần nhộn nhịp do thực khách từ khắp thành phố đổ về.
Có nhiều người nghe đến danh tiếng của quán nên đến thưởng thức, cũng có khách quen đã ăn ở đây hàng chục năm, bước vào không cần gọi món đã được nhân viên bưng ra cho.
Giá một tô canh bún dao động từ 30.000 đồng đến 35.000 đồng một tô. Cũng theo lời khách quen, giá cả ở đây lên nhanh chóng mặt, cách đây 10 năm, 1 tô chỉ chưa đến 20.000 đồng, tuy nhiên nhiều khách vẫn chọn gắn bó với canh bún Mẹ Tôi vì hương vị quen thuộc.
Ấn tượng đầu tiên về canh bún Mẹ Tôi là món ăn rất mộc mạc, những nguyên liệu đơn giản như miếng riêu cua, mọc và một miếng chả cắt dày.
Thêm vào đó là rau rút, rau muống hòa quyện với nước dùng nấu từ cua cho vị rất thanh, ăn không bị ngán như canh bún bỏ nào là huyết, ốc, giò heo...
Để tô canh bún bùng vị, khách có thể nêm thêm một muỗng sa tế cay nồng.
Được biết, ngày trước bà Mến từng tìm đến ông Tiết Chân Quảng, chủ nhân quán hủ tiếu Quảng Ký nổi danh Chợ Lớn để học nghề làm sa tế của ông.
Có phải vì thế mà sa tế quán Mẹ Tôi có sắc thái khác nhiều quán ăn khác.
Ngoài ra, nhiều khách đến quán còn gọi thêm một dĩa đậu khuôn chiên giòn để ăn "chơi", chấm với chén mắm tôm tự pha nữa thì giòn ngon đáo để.
Chị Hồng Quỳnh, là một khách "ruột" của quán đã hơn 30 năm, từ cái thời chỉ là một quán nhỏ trong trong chợ Mới (nay là chợ Trần Hữu Trang), lúc đó một tô bún giá có 1.500 đồng.
"Mình ăn ở đây lần đầu từ hồi tiểu học, đây cũng là tô canh bún đầu tiên mình ăn trong đời. Điều làm mình thích nhất là nước dùng và riêu của quán là thuần cua xay, khiến nước dùng rất thanh.
Thêm vào đó, rau muống và rau rút quán luộc xanh, giòn, ăn vừa miệng, tô bún cũng không bỏ nhiều đồ ăn kèm như những quán khác" - chị Quỳnh chia sẻ.
Trên mạng xã hội, có nhiều người cho rằng hương vị của quán Mẹ Tôi không ngon như nhiều năm về trước.
Nhiều người lại bảo nhau đi ăn quán canh bún Cần, cũng là một người con của bà Mến mở quán để kế nghiệp mẹ.
Sự thay đổi này có thể là do tay nghề của ông Duy Tân không giống như mẹ, cũng có thể là vì nguyên liệu không còn được chất lượng như xưa, tuy nhiên theo cảm nhận của người viết, đây vẫn là một món ăn phải thử qua đối với các tín đồ ẩm thực TP.HCM.
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Vẫn nguyên vị canh bún xưa
Không được như xưa nữa
Ý kiến khác
Mệt mỏi với nhà phố ồn ào, khói bụi, con cái không có chỗ nô đùa; vợ chồng Nguyễn Thị Thảo tậu mảnh đất hoang trồng rau và hoa.
Sinh hai con trước tuổi 35, chị Nguyễn Thiện Hân, ngụ huyện Châu Thành, được UBND tỉnh Tiền Giang tặng giấy khen kèm hỗ trợ một triệu đồng.
Trong 1 tuần qua, TPHCM ghi nhận 118 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng hơn 1/3 so với trung bình 4 tuần trước.
Gần đây, mỗi lần gặp nhau, tôi hay nói chuyện về gia đình cũ của mình với bạn gái.
255 trẻ mắc sởi đến điều trị tại 4 bệnh viện tuyến cuối của TP HCM trong tuần qua, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ tháng 9.
Lần đầu tiên, hơn 150 cán bộ Đoàn trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên cả nước tham gia Trại huấn luyện do Trung ương Đoàn tổ chức nhằm đào tạo để phát triển, bổ sung nguồn cán bộ Đoàn các cấp.
Kỳ Anh quyết định kết thúc công việc ba năm ở một công ty kiến trúc bởi 'không muốn đời mình như vòng lặp'.
Chiều 28/11, tại Hà Nội, hai đoàn sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba, đã có cuộc tọa đàm quan trọng với chủ đề “Hai trái tim, chung nhịp đập”, nhằm thắt chặt tình đoàn kết thủy chung giữa hai nước và hai Quân đội.
Mô hình “cột mốc biên giới và bia chủ quyền biển đảo” được đặt trong sân nhiều trường học Nghệ An giúp các em học sinh hiểu hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước.