Nét độc đáo của Lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

14:30 11/10/2023

Nhân sự kiện này, cùng nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và những nét độc đáo của lễ hội gắn với ngôi đền thờ ông ở mảnh đất Kiên Giang.

Nguyễn Trung Trực – một tấm gương kháng Pháp trung liệt

Ngược dòng lịch sử, Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838, tại Bình Nhật, huyện Cửa An, phủ Tân An (nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) trong một gia đình làm nghề chài lưới. Sinh thời ông là người rất tinh thông võ nghệ, am hiểu sách thánh hiền, tính tình cương trực, giàu lòng yêu nước.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông được tuyển chọn vào đội nông binh dưới quyền chỉ huy của lãnh binh Trương Định. Năm 1861, thực dân Pháp tấn công thành Gia Định lần thứ 2, ông tham gia bảo vệ Kỳ Hòa (Gia Định) dưới trướng Thống đốc quân Vụ đại thần Nguyễn Tri Phương. Thành Gia Định thất thủ lần thứ 2 (tháng 2/1861), ông tập hợp những người yêu nước hoạt động kháng Pháp vùng Tây Nam Bộ, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.

Tiêu biểu là chiến công đốt cháy và nhấn chìm tiểu pháo hạm Hy vọng (L’Espérance) tại vàm Nhựt Tảo, huyện Bến Lức. Sau trận đánh này, ông được triều đình Huế phong làm Thành thủ úy Hà Tiên.

Chưa kịp về Hà Tiên nhậm chức thì Hà Tiên đã bị đánh chiếm, Nguyễn Trung Trực lui về Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) tổ chức lực lượng tiến công tiêu diệt toàn bộ lính Pháp trú tại đồn Kiên Giang, làm chủ tỉnh lỵ trong 10 ngày.

Quân Pháp đã dồn toàn lực nhằm tiêu diệt bằng được nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, hòng dập tắt tinh thần kháng chiến của nghĩa quân An Nam. Cuối cùng quân Pháp đã bắt được ông, đem về Sài Gòn thẩm vấn, dùng chức tước, tiền tài khuyến dụ nhưng tất cả đều thất bại.

Ngày 27/10/1868, quân Pháp đem Nguyễn Trung Trực về xử chém tại Rạch Giá, khi đó ông mới 30 tuổi. Người dân Rạch Giá đổ về khu vực pháp trường để chứng kiến và đưa tiễn ông.

Sau khi Nguyễn Trung Trực bị xử chém tại Rạch Giá, để tưởng nhớ công lao của người anh hùng xả thân vì nước, người dân đã bí mật thờ cúng ông tại Đình thần Nam Hải, tại xóm chài trên bờ kênh ông Hiển, nay thuộc phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá. Đến năm 1891, Đình thần Nam Hải được di dời về địa điểm hiện tại thuộc phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá. Sau khi quân Pháp bị đánh đuổi khỏi Rạch Giá, ngôi đình được người dân gọi là Đình thần Nguyễn Trung Trực.

Một lễ hội độc đáo

Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực ở TP Rạch Giá được biết đến như nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dịp lễ này ban đầu được người dân tổ chức để bày tỏ lòng thành kính với vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, sau khi lưu truyền qua bao thế hệ thì trở thành sự kiện định kỳ có ý nghĩa rất lớn.

Theo thông lệ, lễ hội được tổ chức từ ngày 26 - 28/8 âm lịch hàng năm tại Đình thờ Nguyễn Trung Trực. Bắt đầu Lễ hội sẽ là phần lễ. Trong phần này, ban quản lý của đình sẽ thực hiện lễ thượng cờ, thỉnh sắc an thần, an vị niệm hương, thỉnh an vị thần, tế quan Phó... cùng nhiều hình thức lễ nghi khác. Sau đó người dân bản địa có thể vào đình dâng hương lên cụ Nguyễn nhằm bày tỏ lòng thành đồng thời cầu xin bậc tiền nhân phù hộ những điều may mắn, tốt lành sẽ đến với gia đạo.

Sau phần lễ là phần hội. Đến phần này, đình mở rộng cửa để các tầng lớp quần chúng nhân dân đến tham gia. Trong sân đình sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa như múa lân, ca hát... Các hoạt động hưởng ứng lễ hội cũng diễn ra ở nhiều địa điểm công cộng của TP Rạch Giá.

Vào năm 2023 này, điểm nhấn của các hoạt động trong Lễ hội là chương trình “Đêm hội áo dài Việt Nam 2023”, lần đầu tiên diễn ra tại tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra còn nhiều hoạt động hấp dẫn khác như sân khấu không gian đờn ca tài tử Nam bộ, giải võ thuật Vovinam cấp tỉnh, liên hoan sân khấu thanh niên, triển lãm ảnh nghệ thuật... Điều này cho thấy quy mô và sức hút to lớn của Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực.

Theo ông Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Kiên Giang, Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực là lễ hội văn hóa truyền thống lớn nhất của tỉnh Kiên Giang, hàng năm thu hút trên 1 triệu lượt du khách.

Lễ hội góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội, đề cao vai trò chủ thể của nhân dân trong các hoạt động của Lễ hội, tuyên truyền về chủ quyền quốc gia, bảo vệ biên giới và biển đảo của đất nước.

Với việc đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực, Lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân dân mà còn đưa quy mô ngày càng lớn hơn.

Có thể bạn quan tâm
Gửi tới cô gái của anh bức thư tình đầu tiên

Gửi tới cô gái của anh bức thư tình đầu tiên

05:50 05/09/2024

Anh mơ ước về ngôi nhà và những đứa trẻ, tận hưởng những phút giây hạnh phúc bên nhau.

Mẹ bỏ con 16 tháng tuổi ở nhà một mình để đi nghỉ mát

Mẹ bỏ con 16 tháng tuổi ở nhà một mình để đi nghỉ mát

12:30 21/03/2024

Kristel Candelario, 32 tuổi, bị kết án tù chung thân vì gây ra cái chết của con gái Jailyn, 16 tháng tuổi.

100% Hội sinh viên các cấp sử dụng app 'Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam'

100% Hội sinh viên các cấp sử dụng app 'Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam'

17:00 21/04/2023

Việc xây dựng ứng dụng Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam thể hiện quyết tâm chuyển đổi số của Hội Sinh viên trong công tác tổ chức đại hội.

Hơn 50 học sinh nhập viên, nghi ngộ độc thực phẩm

Hơn 50 học sinh nhập viên, nghi ngộ độc thực phẩm

18:50 15/11/2023

Hơn 50 học sinh tiểu học ở TP Rạch Giá (Kiên Giang) được đưa đến bệnh viện điều trị trong tình trạng nôn ói, đi ngoài, nghi bị ngộ độc thực phẩm. Có em bị tụt huyết áp.

Bé gái 8 tuổi đi lạc tìm được gia đình nhờ máy ATM

Bé gái 8 tuổi đi lạc tìm được gia đình nhờ máy ATM

09:30 20/08/2024

Không có điện thoại và cũng không nhờ người lạ trên phố giúp đỡ, cô bé 8 tuổi đi lạc đã vào một khoang ATM, bấm nút gọi khẩn cấp, sau đó được cảnh sát đưa về nhà.

Người dân Hàn Quốc đổ xô về sống ở biên giới Hàn - Triều

Người dân Hàn Quốc đổ xô về sống ở biên giới Hàn - Triều

12:20 18/08/2024

Bất chấp những căng thẳng ở khu vực biên giới với Triều Tiên, không ít người dân Hàn Quốc vẫn chuyển đến sinh sống tại khu vực này vì tiềm năng du lịch.

Cần Thơ tiếp nhận hiến máu sau hơn nửa năm nhờ chi viện

Cần Thơ tiếp nhận hiến máu sau hơn nửa năm nhờ chi viện

18:11 11/12/2023

Cần Thơ - 500 đơn vị máu thu được qua chương trình hiến máu tình nguyện sẽ bước đầu giải quyết tình trạng thiếu máu hơn 8 tháng qua ở...

Bé sơ sinh bị bỏ rơi, giòi bò khắp người nay đã về với tổ ấm yêu thương

Bé sơ sinh bị bỏ rơi, giòi bò khắp người nay đã về với tổ ấm yêu thương

15:20 14/08/2024

Bé sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi cỏ ven đường với những con giòi bò khắp cơ thể đã được cặp vợ chồng hiếm muộn nhận nuôi.

Tuổi trẻ Hà Tĩnh dọn đường bờ biển, đổi rác nhựa lấy cây xanh

Tuổi trẻ Hà Tĩnh dọn đường bờ biển, đổi rác nhựa lấy cây xanh

21:10 17/09/2023

Những hoạt động như dọn đường, trồng cây xanh, làm sạch biển... được hơn 4.000 đoàn viên thanh niên Hà Tĩnh thực hiện sôi nổi hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới