Bất chấp những căng thẳng ở khu vực biên giới với Triều Tiên, không ít người dân Hàn Quốc vẫn chuyển đến sinh sống tại khu vực này vì tiềm năng du lịch.
“Đây là một ngôi làng đặc biệt, nơi mọi người phải ‘xếp hàng’ để chuyển đến sống và chẳng có mấy người dọn ra khỏi làng” - ông Lee Wan Bae (70 tuổi), trưởng làng của làng Thống Nhất thuộc địa phận ấp Gunnae, thành phố Paju, tỉnh Gyeonggi, giáp biên giới Hàn Quốc - Triều Tiên, bày tỏ niềm tự hào đặc biệt về ngôi làng của mình.
Chia sẻ với Hãng thông tấn Yonhap, ông Lee cho biết với 30 năm đảm nhận chức vụ trưởng làng, cuộc đời ông gần như gắn liền với lịch sử làng Thống Nhất - ngôi làng chỉ cách Triều Tiên một đoạn ngắn.
Những người dân làng Thống Nhất vẫn ngày ngày nhìn thấy lá cờ Triều Tiên bay phấp phới ở bên kia biên giới bằng ống nhòm.
Ở thời điểm thành lập làng vào năm 1973, tổng cộng 348 người thuộc 84 hộ gia đình, trong đó có 40 hộ là quân nhân giải ngũ, 40 hộ là người dân di tản từ Triều Tiên và người dân bản địa sinh sống tại làng.
Tính đến tháng 7 vừa qua, dân số làng Thống Nhất chạm mức 401 người, tăng 15% sau 51 năm thành lập làng.
Trước đó, làng Thống Nhất là một ngôi làng biệt lập, người bên ngoài không thể tự do ra vào làng này. Tuy nhiên, kể từ khi khu phi quân sự (DMZ) mở cửa cho du khách tham quan, hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đã ghé ngang ngôi làng đặc biệt này mỗi ngày.
“Trung bình mỗi ngày khu DMZ thu hút 1.500 đến 2.000 du khách trong và ngoài nước. Có lẽ bởi nước ta là quốc gia duy nhất trên thế giới có hai miền nam bắc bị chia cắt nên người nước ngoài rất quan tâm và luôn mong muốn được một lần đến tham quan”, ông Lee phân tích.
Theo ghi nhận của Yonhap, dù là ngày thường nhưng các xe du lịch đã xếp hàng dài trước cửa hàng bán đồ lưu niệm ngay cổng làng Thống Nhất từ 11h. Khách du lịch hào hứng mua các đặc sản của làng Thống Nhất như kem đậu nành Jangdan, bánh đậu đỏ Jangdan cũng như một số loại nông sản được trồng trong làng.
Ngoài tham quan, người dân ở làng cũng tổ chức lễ hội đậu nành Jangdan - loại nông sản chính nuôi sống người dân nơi đây.
Thống kê của chính quyền địa phương, lễ hội đậu nành Jangdan thu hút khoảng 700.000 du khách mỗi năm.
“Làng Thống Nhất được mô phỏng theo hình thức kibbutz - một dạng khu định cư chủ yếu sinh sống dựa vào nông nghiệp của Israel.
Điểm đặc biệt của kibbutz là người dân vẫn làm việc trong các trang trại địa phương và có thể sẵn sàng tham chiến trong những trường hợp khẩn cấp”, ông Lee kể về điểm đặc biệt của làng Thống Nhất.
Theo lời kể của vị trưởng làng, người dân nơi này phục vụ trong lực lượng dự bị của quân đội đến năm 50 tuổi.
Hiện, thu nhập bình quân của mỗi hộ gia đình ở làng Thống Nhất là 42 triệu won (hơn 31 nghìn USD) mỗi năm. Trong số hơn 80 hộ gia đình, 30% hộ làm nông và 70% sống dựa vào du lịch.
Vì sống giữa “họng súng” của Hàn Quốc và Triều Tiên, sinh kế của người dân trong làng chịu ảnh hưởng khá nhiều từ những căng thẳng địa chính trị giữa Seoul và Bình Nhưỡng.
Giống cái tên Thống Nhất, người dân của ngôi làng này đều là những người mang trong mình niềm hy vọng, lòng khát khao hai miền nam bắc trên bán đảo Triều Tiên sớm thống nhất.
Thế nhưng, tính đến năm 2024, làng Thống Nhất đã bước qua tuổi 51, đồng nghĩa với việc những người dân trong làng đều đã bước sang tuổi 60, 70 hay thậm chí là 80.
“Mang theo mong muốn mãnh liệt là bước sang Triều Tiên ngay sau khi hai miền thống nhất, chúng tôi khi đó là những thanh niên 30 tuổi đã lần đầu đặt chân đến làng. Bây giờ, chúng tôi đều đã lớn tuổi cả rồi. Dù vậy, những ước mong của chúng tôi vẫn vẹn nguyên như ngày nào”, ông Lee bồi hồi kể.
“Tôi lo lắng khi quan hệ Hàn Quốc - Triều Tiên ngày càng trở nên căng thẳng. Và cho dù thế hệ trẻ ngày nay nói rằng họ không quan tâm đến việc thống nhất đất nước thì tôi vẫn chờ đợi ngày Hàn Quốc, Triều Tiên hòa làm một”, trưởng làng của làng Thống Nhất nói.
Hết tiền, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (Quảng Ngãi) phải dừng hoạt động. Những người gắn bó với trung tâm 13 năm qua rất buồn vì điều này.
Gửi tiền phúng điếu, chia buồn trong đám tang là truyền thống lâu đời của người Hàn Quốc nhưng ngày nay nhiều người áp dụng cả khi thú cưng chết.
85 đạo sắc phong thần triều Nguyễn đang được dân làng Thiềng Đức xưa (nay là phường 5, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) kỳ công cất giữ tại Công thần miếu.
Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) cho biết 9 trẻ sơ sinh tử vong vì bệnh ho gà kể từ tháng 11/2023 đến nay, số ca bệnh tiếp tục gia tăng.
Triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu lưu trữ phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố.
Hành trình có sự tham gia của 45 đoàn viên ưu tú có thành tích tiêu biểu được giới thiệu cho Đảng xem xét, kết nạp.
Chồng ngày ngày giám sát điện thoại, nghi ngờ, đay nghiến, còn mẹ chồng thuê người theo dõi, điều tra, giám sát, nghe ngóng.
Ngày 14/10, đoàn đại biểu cấp cao T.Ư Đoàn do anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm UBQG về Thanh niên Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến chào xã giao lãnh đạo Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Kiến ThứcẢnh minh họa.1 Anh trai tôi và chị Nghi được mọi người khen ngợi là đôi trai tài gái sắc. Chị Nghi, chị dâu tương lai của tôi, đang là giáo viên cấp 2, ăn nói dịu dàng mực thước, lối sống chỉn chu, lễ nghĩa. Anh tôi hiện đang làm giám đốc điều hành chi nhánh, lương rất khá nhưng phải thường xuyên đi công tác, áp lực công việc cũng nặng nề. Dù quan điểm sống có phần khác nhau nhưng họ luôn nhường nhịn, hạnh phúc. Yêu nhau 5 năm, chị Nghi...