Nắng nóng, nồng độ mặn lên cao những ngày qua đã cho khiến tôm sú, cua biển nuôi của người dân huyện An Biên (Kiên Giang) chết nhiều. Người nuôi thuỷ sản địa phương rất lo lắng.
Ngày 21-3, gần 20 năm nuôi tôm sú - cua biển trên đất ruộng, ông Huỳnh Thanh Nhanh - ấp Thạnh Hoà, xã Đông Thạnh (huyện An Minh) - cho biết những năm qua mô hình nuôi tôm - cua - lúa giúp cho ông Nhanh và bà con ở địa phương có cuộc sống ổn định.
Năm 2024, với 1ha đất của gia đình, ông Nhanh thả nuôi 10.000 con tôm sú, 2.000 con cua biển. Do nắng nóng gay gắt kéo dài, mực nước trên vuông nuôi hạ thấp và nồng độ mặn lên cao khoảng 25-30‰ nên tôm sú, cua biển nuôi của ông bị bệnh chết rất nhiều.
"Thả được 40 ngày nên tôm sú của tôi nuôi đạt cỡ khoảng 80-100 con/kg. Nắng nóng, xảy ra dịch bệnh khiến tôm sú, cua biển tôi nuôi bất ngờ chết, ước ảnh hưởng hơn 70%. Cán bộ kỹ thuật địa phương cũng hỗ trợ, xử lý nước nên tạm thời tôi thấy cũng ổn, ông Nhanh nói.
Ông Nhanh cho biết thêm tôm sú hiện các thương lái thu mua giá 165.000 đồng/kg (cỡ 30 con tôm/kg); cua biển (cua gạch) có giá 450.000 đồng/kg; cua y có giá dao động 250.000-300.000 đồng/kg. Do đó, khi tôm, cua chết nhiều, ông Nhanh và người dân địa phương bị ảnh hưởng kinh tế gia đình.
Ông Lê Văn Khanh - trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Minh - thông tin từ tháng 1 đến tháng 3-2024, nắng nóng kéo dài, nồng độ mặn ở các vuông nuôi, cua của người dân địa phương tăng cao.
Các vuông nuôi tôm sú, cua biển của người dân cũng đã xảy ra bệnh đốm trắng, còi, hoại tử gan tụy cấp trên tôm sú.
Đến thời điểm hiện tại địa phương có khoảng 140ha nuôi tôm của người dân bị ảnh hưởng do dịch bệnh và nắng nóng. Trong đó, nắng nóng khiến tôm chết khoảng 80ha (tôm sú cỡ 200 con/kg). Địa phương hỗ trợ hơn 7 tấn Chlorine để người dân kịp thời dập dịch bệnh trên tôm để chuẩn bị thả nuôi mới.
"Địa phương cũng khuyến cáo người dân cần chủ động lấy nước sạch, gia cố bờ bao và giữ mực nước 4-5 tấc nước trên vuông, hạn chế biến động nhiệt độ để tôm, cua không bị ảnh hưởng, ổn định kinh tế gia đình", ông Khanh nhấn mạnh.
Mưa lớn đạt mức lịch sử trong vòng 70 năm đã khiến Dubai ngập lụt. Lũ lụt đã làm tê liệt trung tâm tài chính Dubai, cũng như khiến 18 người tại Oman thiệt mạng.
Nhóm khách Tây với 6 người do anh Trần Văn Quân hướng dẫn đã có trải nghiệm 'kẹt' 4 tiếng trên con đường giữa lưng đèo Mã Pì Lèng (Hà Giang), do mưa lũ cuồn cuộn và sạt lở chiều 9-6.
Tại bờ sông Sài Gòn (đoạn qua quận 12, TP.HCM) đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng. Khu vực sạt dài 40 mét, sâu vào bờ hơn 20 mét khiến người dân khu vực lo lắng.
Tin tức 24h - Chính thức tăng gần 2.000 tỉ để đưa Metro Nhổn - Ga Hà Nội về đích năm 2027; Hoãn phiên xử 5 cựu tướng cảnh sát biển tham...
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận đề xuất xây dựng ngay công trình khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông trên tuyến Quốc lộ 55 do sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng.
Ngày 3/8, ông Trần Văn Hiệp - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - cùng đoàn công tác đã kiểm tra tình trạng sụt lún, sạt trượt đất quanh khu vực công trình đang làm dự án hồ chứa nước Đông Thanh, huyện Lâm Hà. Kiểm tra thực tế các vị trí sụt lún, sạt trượt đất và những khu vực nhà dân bị ảnh hưởng, quan sát thực tế và nghe báo cáo, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đánh giá, trong bối cảnh thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường và khi mưa lớn liên tục thì...
Huế - Diễn biến mưa lũ phức tạp, tỉnh Thừa Thiên Huế di dời hàng trăm hộ dân vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Cơn mưa chiều nay trút xuống khu vực TP Thủ Đức có vũ lượng lên tới 121mm, đây là trận lớn nhất từ đầu năm.
Tin tức đáng chú ý: Đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên; Nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến ngày 30-4; Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế...