Nam giới bị bạo lực gia đình ngày càng tăng, có người nhập viện vì bị vợ chém

10:00 22/06/2024

Một chị cán bộ phụ nữ ở miền Tây cho biết mình từng gặp những vụ chồng bị vợ bạo hành nhưng rất khó để tiếp cận được để giải quyết tận ngọn nguồn.

Nhiều người nghĩ chỉ phụ nữ mới bị bạo hành gia đình, nhưng thực tế không ít đấng mày râu cũng đang sống trong cảnh buồn này - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình, các hành vi bị coi là bạo lực gia đình gồm hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng; lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính; cưỡng ép quan hệ tình dục trái phép...

Những nỗi niềm chôn kín

"Nhiều vụ xảy ra, khi gặp được thì nạn nhân chối bay, nhưng cũng có vụ người chồng không thể giấu giếm được là do phải... nhập viện vì bị vợ chém" - chị cán bộ phụ nữ nói.

Trong một khảo sát trước đây của Viện Nghiên cứu và phát triển xã hội (ISDS) cho thấy 1/4 nam giới tham gia khảo sát của ISDS thừa nhận thấy áp lực trong cuộc sống. Trong đó, hơn 80% áp lực về tài chính và 70% áp lực về sự nghiệp.

  • Đàn ông bị vợ chửi, cam chịu bạo lực gia đìnhĐỌC NGAY

Thực tế cho thấy có trường hợp phụ nữ đẩy chồng vào tình thế chỉ biết phục tùng, thụ động, thậm chí chẳng dám có ý kiến gì trong gia đình. Một số khác coi chồng như của riêng mình, ngăn cấm mọi giao tiếp, quan hệ của chồng với bạn bè, đồng nghiệp.

Có chị đến quậy chồng ở công ty hoặc thưa kiện làm mất danh dự của chồng. Có bà vợ còn dùng "chiêu" dọa ly dị, giành quyền nuôi con để gây áp lực với chồng hoặc khủng bố tinh thần bằng cách đập phá đồ đạc, dọa thắt cổ, uống thuốc tự tử...

Thông thường mọi người cho rằng bạo lực gia đình chỉ là việc sử dụng vũ lực để đánh đập, la mắng. Tuy nhiên, bạo lực gia đình còn có rất nhiều hình thức thông qua những hành vi khác nhau. Đó là sự thờ ơ, cô lập, chia bè phái trong gia đình cũng được xem là bạo lực. Thậm chí, dùng đồng tiền để chi phối, áp đặt, sai khiến người khác cũng là hình thức bạo lực gia đình.

Sự phân công lao động trong gia đình đã thay đổi. Nữ giới đã ngày càng được đối xử công bằng hơn. Nam giới không thể giữ mãi tư tưởng độc tôn "mình là nhất" được, mà họ cần phải chấp nhận rằng vai trò giới đã được phân công ngày càng bình đẳng.

Chính người trong cuộc cần cởi bỏ định kiến

Các số liệu thống kê trên thế giới và ở Việt Nam cũng chỉ ra rằng nữ giới bị bạo lực nhiều hơn so với nam giới, nhưng không có nghĩa rằng nam giới ở Việt Nam không bị bạo lực trên cơ sở giới.

Bạo lực gia đình tác động tiêu cực đến đời sống của nạn nhân cả về thể chất lẫn tinh thần. Nam giới thường bị trầm cảm, tăng huyết áp, tự ti, mất ngủ, chấn thương, căng thẳng sau sang chấn, thậm chí nghĩ đến việc tự sát...

  • 'Đã cụt chân mà còn đi giày cao gót': Lời sát thương bạo lực với phụ nữ

  • Nam giới có hành vi bạo lực sẽ được tư vấn pháp luật miễn phí

  • Bạo lực giới ở Việt Nam 'đã ở tầm khác'

Bình đẳng giới không phải lúc nào cũng là những phong trào hành động thiên về phụ nữ. Chính những người đàn ông cũng cần được chia sẻ, được lắng nghe, thấu hiểu, bởi có lúc họ là nạn nhân chứ không phải lúc nào cũng là "thủ phạm". Đặc biệt, định kiến nam phải thế này, nữ là phải thế kia cần được cởi bỏ.

Giải pháp trước mắt có thể là những hình thức xử phạt đối với các hành vi bạo lực gia đình. Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức cho người dân, lên án, bài trừ và mạnh mẽ tố cáo các hành vi bạo lực trong gia đình.

Cuộc sống hôn nhân là tự nguyện, mỗi người đều cần và nên được tôn trọng như nhau. Dù đàn ông ở "tiền tuyến" hay "hậu phương", họ đều xứng đáng được tôn trọng và yêu thương. Hôn nhân hạnh phúc không nằm ở việc ai thắng ai, mà ở sự đồng hành, tôn trọng và sẻ chia lẫn nhau.

Có thể bạn quan tâm
Tuyên dương bộ đội biên phòng, vun bồi tình yêu biển đảo

Tuyên dương bộ đội biên phòng, vun bồi tình yêu biển đảo

17:10 02/03/2024

TP.HCM tuyên dương 35 chiến sĩ bộ đội biên phòng điển hình và khai mạc hội trại 'Tuổi trẻ giữ biển' 2024.

Bộ Y tế: Tăng cường giám sát bệnh Marburg đặc biệt nguy hiểm

Bộ Y tế: Tăng cường giám sát bệnh Marburg đặc biệt nguy hiểm

05:00 21/03/2023

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các đơn vị tăng cường giám sát phòng chống dịch bệnh Marburg xâm nhập vào Việt Nam. Theo Bộ Y tế đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong đến 88%.

Xôi nhà xác 50 năm nức tiếng Chợ Lớn, nghe rùng rợn mà tấp nập người mua

Xôi nhà xác 50 năm nức tiếng Chợ Lớn, nghe rùng rợn mà tấp nập người mua

04:00 09/05/2024

'Em ơi! Ăn 'xôi nhà xác' không em?', một vị khách của quán Xôi mặn 409 gọi điện thoại hỏi người nhà. Vì tọa lạc ở vị trí khá đặc biệt trong nhiều năm trời nên các thực khách cũng quen miệng gọi tên quán xôi theo một cách có phần hơi... 'rùng rợn'.

Sáng mãi 'Biên cương Tổ quốc trong trái tim tuổi trẻ'

Sáng mãi 'Biên cương Tổ quốc trong trái tim tuổi trẻ'

11:20 15/12/2023

Tối 14/12, Thành Đoàn Hà Nội phối hợp với Tỉnh Đoàn Lạng Sơn tổ chức chương trình nghệ thuật “Biên cương Tổ quốc trong trái tim tuổi trẻ” tại Trường THPT Ba Sơn, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn, thu hút hàng nghìn người dân địa phương tham gia.

Sách mới của Nguyễn Một: Nơi chiến tranh xé nát số phận con người

Sách mới của Nguyễn Một: Nơi chiến tranh xé nát số phận con người

16:20 18/06/2023

'Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín' là cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn Nguyễn Một, đưa ra cái nhìn hiện thực về cuộc chiến tại Việt Nam, qua đó gửi gắm thông điệp lên án chiến tranh.

Thích thú xem dựng cây nêu giữa phố cổ Hà Nội

Thích thú xem dựng cây nêu giữa phố cổ Hà Nội

21:30 28/01/2024

Một cây nêu đã được dựng với đầy đủ nghi thức tại đình Kim Ngân, Hà Nội ngày 28-1 để khai mạc chương trình Tết Việt - Tết phố 2024.

Thầy cô hái xoài trong sân trường tặng học trò cuối năm

Thầy cô hái xoài trong sân trường tặng học trò cuối năm

16:00 25/05/2023

Gửi tặng những quả xoài trong sân trường, các thầy cô giáo muốn giáo dục cho học trò ý thức bảo vệ cây xanh và bài học 'ăn quả nhớ kẻ trồng cây'.

Bí thư chi đoàn lao xuống sông cứu học sinh đuối nước

Bí thư chi đoàn lao xuống sông cứu học sinh đuối nước

14:00 29/04/2023

Trên đường đi làm về, bí thư chi đoàn ở Hà Tĩnh phát hiện em học sinh đuối nước nên đã nhanh chóng lao xuống dòng nước cứu em lên bờ.

Trao giải Gương mặt trẻ Quảng Trị tiêu biểu và tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Trao giải Gương mặt trẻ Quảng Trị tiêu biểu và tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

22:00 24/03/2023

Hòa chung trong không khí tuổi trẻ cả nước đang ra sức thi đua triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp nhiệm kỳ 2022 - 2027 và chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chiều 24/3, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Trị tổ chức Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ tiêu biểu tỉnh Quảng Trị và tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2022.

Co loi xay ra
Co loi xay ra