Một cây nêu đã được dựng với đầy đủ nghi thức tại đình Kim Ngân, Hà Nội ngày 28-1 để khai mạc chương trình Tết Việt - Tết phố 2024.
Chương trình do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt và một số đơn vị tổ chức tại phố cổ Hà Nội những ngày đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Hàng trăm quan khách, người dân, khách du lịch đã đứng kín sân đình Kim Ngân trên phố Hàng Bạc thích thú xem nghi thức dựng cây nêu, một nghi thức quan trọng trong văn hóa Tết của người Việt.
Giới thiệu về nét văn hóa trồng cây nêu ngày Tết, TS Trần Đoàn Lâm cho biết cây nêu tương đối giống nhau giữa các vùng miền ở chỗ hầu hết đều dùng cây tre làm cây nêu.
Bởi cây tre không chỉ là biểu tượng cho phẩm chất người Việt là rất mềm dẻo, bất khuất, đây còn là loại cây có các đốt, chỉ một "tiết", đọc chệch đi chính là "Tết".
Trước đây cây nêu thường được dựng vào ngày ông Công ông Táo (23 tháng Chạp), đến ngày mùng 7 tháng Giêng thì hạ cây nêu.
Đây là thời gian ông Công công Táo - vị thần bếp - lên trời báo cáo công việc gia đình. Khoảng thời gian ấy gia đình cần được bảo vệ nên đã trồng cây nêu trước nhà, với cành lá gai góc và treo trên đó nhiều biểu tượng khác để trừ tà ma bảo vệ gia chủ, cũng là để cho các vị thần linh, gia tiên theo cây nêu mà về ăn Tết với con cháu.
Tùy phong tục mỗi nơi mà trên cây nêu sẽ treo thêm các vật khác nhau.
Với cây nêu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ thì sẽ treo chùm lá có gai, biểu tượng vũ khí chống lại quỷ dữ.
Tiếp đó là một dàn tròn treo năm con cá chép gỗ với năm màu ngũ hành. Thêm bùa tứ tung ngũ hoành thay mặt cho các vị thần linh cấm kỵ quỷ dữ đến xâm phạm gia chủ ngày Tết và giỏ tre đựng trầu cau, gạo muối, cờ lễ, đèn lồng.
Ông Phan Thanh Hải - giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết ở Huế, cây nêu xưa ở hoàng cung thì trong giỏ sẽ đựng ấn triện của các bộ, báo hiệu những ngày các bộ nghỉ việc ăn Tết.
Một thứ không thể thiếu trên cây nêu là dải chữ đỏ viết chữ Hán bày tỏ nguyện ước năm mới.
Sau khi cây nêu được dựng nên thì một bộ cung tên sẽ được vẽ bằng vôi bột trên cánh cổng nhà hoặc trên vùng đất trồng cây nêu hướng ra cổng để xua đuổi quỷ dữ.
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi bắt đầu từ ngày 31-8 và sẽ xuyên suốt kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2-9. Chiến dịch này đã đồng loạt triển khai tại 310 trạm y tế xã, phường, thị trấn trên toàn thành phố.
Sự thịnh vượng của gia tộc Bối thị được cho là bắt đầu từ Bối Lan Đường hành nghề y và kinh doanh thuốc từ khoảng năm 1500-1600, đến nay là 17 đời.
Sáng 7-10, Diễn đàn khoa học sinh viên quốc tế TP.HCM 2023 chủ đề “Vai trò của thanh niên trong chuyển đổi số' khai mạc với 100 đại biểu sinh viên từ 10 quốc gia tham dự.
Quảng Ninh – Sáng 22.2, lễ hội đền Cửa Ông 2023, thành phố Cẩm Phả chính thức khai mạc. Lễ hội năm nay diễn ra trong 2 ngày từ 22...
Đinh Tị Books tái bản thêm 2.000 cuốn tiểu thuyết ‘Tết ở làng địa ngục’, tặng kèm postcards đặc biệt có chữ ký tay của tác giả Thảo Trang, nâng số sách đã được bán ra của tiểu thuyết kinh dị này là 12.000 bản.
Sau 15 phút ăn trưa với rau rừng, hai chị em bị hoa mắt, chóng mặt, co giật, bác sĩ phát hiện có lá ngón trong bữa ăn.
Được về quê đón Tết bên gia đình là điều ai cũng mong chờ. Nhưng vì nhiều lý do, có những sinh viên phải ở lại TP với cái Tết trong dãy trọ chật chội.
Anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khẳng định, những tấm gương tiêu biểu được tuyên dương đã cho thấy hình ảnh về lớp HSSV Việt Nam hôm nay không ngừng phấn đấu, rèn luyện học tập để viết tiếp nên những trang sử hào hùng của các thế hệ HSSV Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu chuyện người phụ nữ muốn ly hôn vì không chịu nổi sự 'đeo bám' của mẹ chồng đang gây sốt khắp Trung Quốc.