Mưu sinh ở 'thủ phủ' phế liệu ngoại thành Hà Nội

17:50 16/07/2024

Trước đây nghề truyền thống của thôn Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) vốn làm hương đen, nhưng ngày nay các hộ dân đã chuyển sang làm phế liệu và “biến” Xà Cầu thành “thủ phủ phế liệu” lớn tại Hà Nội

Một người đàn ông đang chở phế liệu từ nghĩa trang thôn Xà Cầu ra ngoài đường trục chính. Tại thôn Xà Cầu hiện có khoảng 170-180 hộ gia đình trên tổng số 800 hộ làm nghề thu mua, sơ chế rác thải nhựa - Ảnh: THÚY TRANG

Trên con đường làng dẫn vào thôn Xà Cầu (giờ được người dân gọi là "thủ phủ phế liệu"), không khó để bắt gặp những chiếc xe máy kéo theo những bao hàng phế liệu nặng trịch, cồng kềnh. Những bao hàng này chỉ có dây nịt thô sơ cố định, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

"Núi" phế liệu, xưởng phân loại thô sơ

Ở thôn Xà Cầu, mỗi hộ dân làm tái chế nhà nào cũng có những "núi" phế liệu chất cao thành đống ở sân nhà, thậm chí phế liệu còn vương vãi khắp nơi, chỉ chừa một lối đi nhỏ đủ để ngồi làm việc và đi lại.

Các nhà xưởng phân loại phế liệu ở Xà Cầu thường có quy mô nhỏ và thô sơ. Xưởng thường được lợp bằng mái tôn, làm cho mùa hè vốn đã nóng nực lại càng ngột ngạt hơn. Phía trong nhà xưởng tối, bí bách. Thứ ánh sáng duy nhất là những chiếc bóng đèn nhỏ chiếu sáng cả một không gian.

Đi qua các nhà xưởng, tiếng ồn và mùi khét xộc lên từ việc xay nhựa. Những bao bì nhãn mác của các loại phế liệu nằm ngổn ngang trên máy, trên sàn.

Trong nhà xưởng, hai chiếc quạt công nghiệp hoạt động hết công suất nhưng không ngăn được những giọt mồ hôi bám trên khuôn mặt của những người lao động.

Bà Nguyễn Thị Sơn bê rổ phế liệu đã phân loại rồi cho vào một bao tải mới để bán - Ảnh: HOA NGUYỄN

Ngồi giữa bãi phế liệu ngổn ngang, chồng chất, bà Nguyễn Thị Sơn đang phân loại phế liệu cùng con dâu và cháu trai: "Nghề này thực sự độc hại vì phế liệu đến từ nhiều nguồn. Nhưng vì mưu sinh, tôi và cả gia đình vẫn phải bám trụ. Không làm nghề này thì cũng chẳng biết xoay sở ra sao"- bà chia sẻ.

Việc phân loại rác thải ở Hà Nội vẫn chưa thực sự phổ biến, người dân vẫn giữ thói quen bỏ chung các loại rác vào một túi nên việc tái chế mất nhiều thời gian xử lý.

"Mỗi ngày, các xe chở phế liệu từ nội thành Hà Nội đến làng chúng tôi cũng phải vài chục tấn. Nếu không có làng tái chế như Xà Cầu thì việc phân loại nhựa phế thải này gặp khá nhiều khó khăn" - bà Sơn cho hay.

"Nhà tôi phân loại ra tầm hai chục loại để bán cho các nhà xay. Họ mua loại nào thì mình chia ra để họ xay nhỏ bán cho các bên tái chế nhựa ở Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương" - bà nói thêm.

Cả làng tham gia phân loại, xử lý phế liệu

Để chiếc nón cũ sạm màu lên tải phế liệu, cởi bỏ khẩu trang và chiếc khăn thấm đẫm mồ hôi, bà Sơn ngồi xuống nghỉ ngơi: "Kinh tế giờ nhà tôi làm chỉ đủ ăn, ngày xưa có thì dư dả hơn. Thời COVID-19 suy thoái kinh tế kéo theo các mặt hàng hạ giá.

Năm ngoái, dăm ba ngày giá lại giảm, mọi người lỗ nhiều. Năm nay giá bình ổn hơn chút, không bị lỗ là tôi vui rồi. Mình đã phóng lao thì phải theo lao, đã chọn nghề này thì theo đến cùng thôi" - bà nở một nụ cười man mác buồn và chia sẻ.

Cách nhà bà Sơn không xa, gia đình bà Hương cũng gắn bó với công việc phân loại phế liệu gần 12 năm. Đeo chiếc găng nilon, bà Sơn thoăn thoắt cạo đi lớp bao bì nhãn mác trên các chai nhựa, bà cho biết công việc này mỗi ngày kiếm được tầm 200.000 đồng, dù thu nhập cũng chỉ bằng đi làm thuê bên ngoài, những được sự chủ động về thời gian.

"Tôi cũng không biết việc này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không. Ở đây cả làng làm thì cứ làm thôi, mà có khi ảnh hưởng thì bản thân tôi cũng không biết" - bà Sơn chia sẻ thêm về công việc mưu sinh vất vả này.

Ông Vương Công Giải, 71 tuổi đang bóc tách từng sợi dây đèn LED - Ảnh: HOA NGUYỄN

Chọn chỗ sáng nhất trong sân nhà để làm việc, ông Vương Công Giải, 71 tuổi đang bóc tách từng sợi dây đèn LED. Ông giãi bày: "Tôi cũng già yếu rồi nên ngồi tách và phân loại các dây đèn LED thôi, còn những người trẻ khỏe đi cân nhựa, nhặt, phân loại và làm máy".

Dù tuổi cao, ông Giải làm việc rất nhanh nhẹn. Từng sợi dây LED đều được ông bóc tách phân loại gọn gàng. "Ở làng có nghề thì tôi làm thêm. Tôi làm cũng 20 năm rồi, dù có lương hưu nhưng vật giá leo cao, tôi phải làm thêm để dành cho các khoản như lễ, tết, tiền điện, nước" - ông Giải nói.

Phân loại và sơ chế phế liệu là công việc vừa độc hại, vất vả lại vừa ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng vì hai chữ "mưu sinh", nhiều người dân tại thôn Xà Cầu vẫn bám trụ công việc này để có tiền chăm lo cho bản thân và gia đình.

Hình ảnh tái chế phế liệu ở thôn Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội):

Mỗi ngày, có tới hàng chục tấn nhựa phế phẩm được tập kết về thôn Xà Cầu. Phế liệu sau đó sẽ được phân loại, sàng lọc, sơ chế nghiền nhỏ, trước khi tiếp tục hành trình khi được bán lại cho các công ty, nhà máy sản xuất đồ nhựa - Ảnh: THÚY TRANG
Trước đây, Xà Cầu vốn là nơi sản xuất tăm tre và hương đen. Thế nhưng, do không cạnh tranh được với các nơi khác, một số hộ dân đã chuyển sang thu gom, tái chế rác. Trong ảnh, phế liệu ngổn ngang chất đống trên đường làng - Ảnh: HOA NGUYỄN
Bà Hương cạo lớp bao bì trên những chai nhựa. Bà cho biết, công việc này mỗi ngày kiếm được tầm 200.000 đồng, dù thu nhập cũng chỉ bằng đi làm thuê bên ngoài, những được sự chủ động về thời gian - Ảnh: THÚY TRANG
Một người đàn ông làm ở xưởng xay vác trên lưng bao tải phế liệu để tập kết vào nhà kho - Ảnh: THÚY TRANG
Những người phụ nữ làm việc giữa đống phế liệu ngổn ngang. Trung bình, một ngày họ được trả từ 200.000 - 400.000 đồng tùy vị trí công việc. Khoản thu nhập này so với làm nông cao hơn khá nhiều - Ảnh: HOA NGUYỄN
Những dây đồng ở đèn LED sau khi được tách riêng - Ảnh: HOA NGUYỄN
Nếu như Quan Độ (Yên Phong, Bắc Ninh) nổi tiếng với việc “mổ xẻ” xác máy móc, thì Xà Cầu lại là “thủ phủ” của rác thải nhựa. Trong ảnh, một người đàn ông đang chất những bao tải nhựa lên chiếc xe kéo - Ảnh: THUÝ TRANG
Một công nhân rửa qua tay dưới làn nước đen kịt, bốc mùi ở xưởng xay - Ảnh: HOA NGUYỄN
Đi dọc Quốc lộ 21B, không khó để bắt gặp những chiếc xe máy thô sơ kéo theo những bao tải nhựa thải khổng lồ, gây mất an toàn giao thông - Ảnh: HOA NGUYỄN
Có thể bạn quan tâm
WHO thông báo một trường hợp dương tính với MERS tại Abu Dhabi

WHO thông báo một trường hợp dương tính với MERS tại Abu Dhabi

12:10 25/07/2023

WHO cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân nhiễm MERS-CoV tại Abu Dhabi đã tiếp xúc với lạc đà một bướu - vật chủ chính mang virus MERS-CoV; Bộ Y tế UAE chưa phản hồi về thông tin này.

VHU tặng gói khám sức khỏe cho thí sinh xét tuyển học bạ

VHU tặng gói khám sức khỏe cho thí sinh xét tuyển học bạ

10:30 11/04/2024

Trường Đại học Văn Hiến (VHU) tặng gói khám sức khỏe, thẻ bảo hiểm y tế và nhiều quà tặng khác cho thí sinh trúng tuyển với phương thức xét tuyển học bạ.

Người mẹ gắng kéo dài sự sống để giữ tuổi thơ cho con

Người mẹ gắng kéo dài sự sống để giữ tuổi thơ cho con

11:50 18/07/2024

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối di căn sang phổi, nhận ra mình chỉ còn 3-6 tháng trong khi con trai mới được 10 tháng tuổi, Hà Thu quyết định chiến đấu với tử thần.

Cán bộ ngành điện khí nhận giải xuất sắc thi vẽ tranh về di sản văn hóa

Cán bộ ngành điện khí nhận giải xuất sắc thi vẽ tranh về di sản văn hóa

03:30 17/01/2024

Ông Lại Lâm Tùng - một cán bộ công ty điện dầu khí ở Cà Mau - đã giành giải xuất sắc trị giá 100 triệu đồng của Cuộc thi vẽ tranh di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức.

Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV

Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV

08:20 27/10/2023

Chiều 26/10, tại Trung tâm Văn hoá - Nghệ thuật (tỉnh Thái Nguyên) đã diễn ra phiên thứ nhất Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023 - 2028, với khẩu hiệu “Khát vọng - Trách nhiệm - Sáng tạo - Bản lĩnh - Hội nhập'.

Tuổi đôi mươi giữa biển trời Trường Sa: Sống một thời tuổi trẻ đáng giá

Tuổi đôi mươi giữa biển trời Trường Sa: Sống một thời tuổi trẻ đáng giá

11:00 20/06/2024

Những người lính tuổi đôi mươi đã chọn lắng nghe tiếng gọi của Tổ quốc, hiên ngang canh giữ vùng lãnh thổ máu thịt thiêng liêng.

100 cán bộ Đoàn tiêu biểu toàn quốc báo công dâng Bác, tham quan nhà Quốc hội

100 cán bộ Đoàn tiêu biểu toàn quốc báo công dâng Bác, tham quan nhà Quốc hội

12:30 22/03/2023

Sáng 22/3, tại quảng trường Ba Đình, 100 cán bộ Đoàn tiêu biểu toàn quốc nhận giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2023 thực hiện lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham quan nhà Quốc hội.

Cánh tay của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cần vươn xa hơn

Cánh tay của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cần vươn xa hơn

13:40 11/06/2024

Nhiều ý kiến từ khối lực lượng vũ trang và một số câu lạc bộ, đội nhóm tại TP.HCM vừa gửi gắm kỳ vọng, hiến kế khi góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM lần thứ IX (nhiệm kỳ 2024 - 2029) sắp tới.

Một người đàn ông tại Quảng Bình bị mũi tên đâm đến phổi

Một người đàn ông tại Quảng Bình bị mũi tên đâm đến phổi

17:00 04/06/2024

Ngày 4.6, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới ( Quảng Bình ) vừa phẫu thuật thành công lấy một mũi tên đâm từ sau lưng bệnh...

Co loi xay ra
Co loi xay ra