Mưa lớn, gió lốc, mưa đá khiến thành phố Kon Tum chịu thiệt hại gần 6,8 tỷ đồng, chủ yếu là thiệt hại nông nghiệp, trong khi huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) cũng thiệt hại khoảng 1,2 tỷ đồng.
Phòng Kinh tế thành phố Kon Tum đã có báo cáo thiệt hại về tài sản, hoa màu do mưa lớn, gió lốc, mưa đá xảy ra vào chiều tối 23/4, trong đó có hơn 160ha lúa đang chuẩn bị thu hoạch.
Theo thống kê ban đầu, tổng thiệt hại lên đến gần 6,8 tỷ đồng. Ngành nông nghiệp thành phố đang triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.
Cánh đồng lúa xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum là một trong những địa điểm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận mưa đá chiều 23/4. Trên cánh đồng này, đa số lúa Đông-Xuân còn khoảng 7-15 ngày nữa sẽ bước vào thời gian thu hoạch.
Tuy nhiên, sau mưa đá, nhiều diện tích lúa chỉ còn lại trơ trọi thân cây, bông lúa trĩu hạt không còn, thay vào đó là lác đác vài hạt.
Ông Lê Thọ, thôn 5, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum cho biết gia đình ông canh tác lúa từ nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ chứng kiến trận mưa đá nào lớn như chiều 23/4. Theo ông Thọ, trận mưa đá diễn ra theo ba đợt, sau mỗi đợt, trời lại ngừng mưa. Vì vậy, thiệt hại do mưa đá lại càng lớn.
Gia đình ông có hơn 2 sào lúa canh tác ở cánh đồng Đoàn Kết, đang trong thời kỳ làm hạt, chỉ còn khoảng nửa tháng nữa là thu hoạch. Trận mưa đá đã làm rụng hết, thiệt hại từ 70-90%.
Sau trận mưa đá, sáng 24/4, gia đình ông Trần Văn Chỉnh, phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum đã gặt vội 1,5 sào lúa. Trên diện tích này, những vụ Đông Xuân trước, gia đình đều thu hoạch được 39 bao lúa, sau khi phơi xong cũng được trên 1,6 tấn thóc. Tuy nhiên, sau trận mưa đá, ông Chỉnh chỉ còn thu về 9 bao lúa mà phần nhiều trong đó là lúa lép.
Theo tìm hiểu của phóng viên, vụ mùa 2022 bị mất mùa nhưng không ít nông dân tại Kon Tum trồng giống lúa Đài thơm 8 ở vụ Đông Xuân 2022-2023. Giống lúa này có ưu điểm là cứng cây, ít đổ ngã, bông to, nhiều hạt. Chính những ưu điểm này lại khiến bà con bị thiệt hại nặng hơn do mưa đá vì các hạt lúa dễ bị rụng hơn.
Ông Phan Thanh Nam, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Kon Tum, cho biết qua thống kê, trong số hơn 160ha lúa bị hư hại do mưa đá, phần lớn bị thiệt hại trên 70%. Mưa đá cũng làm thiệt hại khoảng 2,5ha chanh dây, 5,5ha rau màu. Một số nhà ở bị tốc mái, công trình tường rào bị hư hỏng. Tổng thiệt hại do trận mưa dông, mưa đá chiều 23/4 gần 6,8 tỷ đồng; trong đó riêng thiệt hại về nông nghiệp khoảng 6,5 tỷ đồng.
Thành phố Kon Tum nói riêng và cả khu vực Tây Nguyên nói chung thường xảy ra mưa dông, mưa đá nhưng mưa đá xuất hiện vào thời điểm lúa chuẩn bị được thu hoạch là rất hiếm, thậm chí chưa từng xảy ra.
“Để khắc phục thiệt hại, Ủy ban Nhân dân thành phố Kon Tum đã yêu cầu các địa phương cử nhân lực hỗ trợ cho bà con khắc phục thiệt hại; thống kê, đánh giá thiệt hại để thực hiện theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Thời gian tới, mưa đá vẫn sẽ có thể tiếp tục xảy ra. Người dân thực hiện phương châm thu sớm, thu gọn để tránh thiệt hại," ông Phan Thanh Nam cho biết thêm.
Cũng trong ngày 24/4, nguồn tin từ Ủy ban Nhân dân huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) cho biết trận mưa lớn kéo theo lốc xoáy làm thiệt hại khoảng 1,2 tỷ đồng tài sản của nhân dân trên địa bàn.
Trước đó, trong thời gian khoảng từ 19-20 giờ ngày 22/4 đã xảy ra mưa lớn, kéo theo lốc xoáy làm thiệt hại về tài sản của nhân dân trên địa bàn xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập.
Sau khi kiểm tra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện tổng hợp báo cáo tình hình. Theo thống kê về thiệt hại, đã có 30 căn nhà bị tốc mái, trong đó 2 căn sập đổ, 7 căn tốc mái hoàn toàn, 21 căn tốc mái một phần. Lốc xoáy cũng gây thiệt hại 19,7ha cây trồng, trong đó diện tích cây cao su là 10ha và cây điều 9,7ha.
Những ngày qua, Ủy ban Nhân dân huyện Bù Gia Mập đã chỉ đạo Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện, Ban Chỉ huy quân sự huyện huy động lực lượng trên 20 người kịp thời phối hợp cùng với Ủy ban Nhân dân xã Đức Hạnh hỗ trợ giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân huyện yêu cầu Ủy ban Nhân dân xã Đức Hạnh khẩn trương hướng dẫn thực hiện các hồ sơ, thủ tục có liên quan để hỗ trợ kinh phí kịp thời cho các hộ dân.
Để giảm bớt khó khăn cho các hộ dân có nhà bị đổ và tốc mái hoàn toàn, Ủy ban Nhân dân huyện đã tạm ứng trước nguồn kinh phí chi hỗ trợ cho nhân dân để kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống sản xuất./.
Mưa đá, dông lốc dồn dập trút xuống các bản làng nghèo miền tây Nghệ An, khiến nhiều mái nhà không còn nguyên vẹn.
Mỗi mùa mưa lũ đi qua, người dân thôn Đông Thuận, xã Bình Trung (Quảng Ngãi) lại chứng kiến cảnh sông Trà Bồng “ngoạm” mất hàng chục mét đất, lòng sông ăn sâu vào bờ.
Bà Nguyễn Thị Hiền (70 tuổi, làng hoa Thái Phiên, phường 12, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) nhìn những tấm nhà kính, nhà lưới phủ kín trước mặt, nói: “Cô chú mới tới mà đã lắc đầu, tôi ở đây miết cũng ngán rồi, một chút nữa tới tầm trưa là nóng hầm hập. Càng đi vào sâu trong khu vực nhà kính càng nóng. Người dân nói đùa rằng đây là vùng đất nylon che trời”. Video: Ngập tràn nhà kính, nhà lưới ở Đà Lạt Khắp nơi nhà kính Bà Hiền cho biết, từ những...
Do ảnh hưởng của gió mùa, đã có 10 tàu cá và ngư dân vào âu tàu đảo Trường Sa để tránh trú và được các cán bộ, chiến sĩ trên đảo hướng dẫn, giúp đỡ và tặng các phần quà trong những ngày giáp Tết.
Theo kế hoạch, người dân của các cộng đồng bị ảnh hưởng sẽ được đưa bằng máy bay đến Katherine trước khi được bố trí về các các khu nhà tạm ở Darwin, thủ phủ lãnh thổ phía Bắc, cách đó 300km.
Huyện Bảo Yên là địa bàn chịu ảnh hưởng lớn nhất của mưa lũ, mưa lớn kéo dài khiến các suối, khe nước tiêu thoát không kịp, dâng cao gây ngập úng và sạt lở nhiều điểm.
Mưa lớn đã kéo dài trong suốt 3 ngày qua ở Hàn Quốc và đập Goesan ở tỉnh Bắc Chungcheong đã bị tràn, buộc chính quyền địa phương phải phát lệnh sơ tán khẩn cấp cư dân ở hạ lưu.
Gần 55ha trồng dưa hấu của các hộ dân tại xã Phú Cần, huyện Krông Pa đang đến thời kỳ thu hoạch bị thiệt hại từ 30-70% do ngập nước gây úng, hư hại, ước tính thiệt hại lên đến gần 4 tỷ đồng.
Cần Thơ - Nắng nóng kéo dài trong ngày khiến không khí, nhiệt độ quanh đường băng ở sân bay Cần Thơ tăng cao hơn so với bên ngoài.