Mưa lớn đã kéo dài trong suốt 3 ngày qua ở Hàn Quốc và đập Goesan ở tỉnh Bắc Chungcheong đã bị tràn, buộc chính quyền địa phương phải phát lệnh sơ tán khẩn cấp cư dân ở hạ lưu.
Mưa lớn kéo dài bất thường trên phạm vi toàn quốc đang gây thiệt hại lớn cho Hàn Quốc và vào rạng sáng ngày 15/7, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo đã ban hành lệnh sơ tán và giải cứu khẩn cấp người dân để đề phòng nguy cơ sạt lở.
Phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban Phòng chống Tai nạn và Quản lý An toàn Trung ương, Thủ tướng Han Duck Soo cho biết đang xảy ra đồng thời ở khu vực Gyeongbuk và Nam Chungcheong, do mưa lớn kéo dài. Ông chỉ đạo các bộ, ngành liên quan thực hiện các biện pháp cứu hộ tối đa để giải cứu người dân.
Trong khi đó, Cục Lâm nghiệp Hàn Quốc đã đưa ra cảnh báo sạt lở đất ở mức cao nhất tại 12 trong số 17 tỉnh, thành trên cả nước.
Mưa lớn đã kéo dài trong suốt 3 ngày qua ở Hàn Quốc. Đến rạng sáng 15/7, đập Goesan ở tỉnh Bắc Chungcheong đã bị tràn, buộc chính quyền địa phương phải phát lệnh sơ tán khẩn cấp cư dân ở hạ lưu.
Chính quyền huyện Gorsan cho biết cơ quan chức năng đã đưa ra cảnh báo lũ từ ngày 14/7. Chính quyền địa phương đã triệu tập khẩn cấp toàn bộ lực lượng để thực hiện các biện pháp phòng hộ cho đập Goesan; đồng thời ban hành lệnh sơ tán cư dân ở các xã Chilseong, Goesan, Geomseung và Itan thuộc khu vực hạ lưu con đập này.
Hiện tại, lượng mưa đo được là từ 30-80mm mỗi giờ.
Mưa lớn nhiều ngày cũng đã khiến khoảng 4.000 hộ gia đình ở thủ đô Seoul và hơn 2000 hộ gia đình ở Gwangju bị mất điện trong ngày 14/7.
Rạng sáng hôm qua, chính quyền ở hầu hết các khu vực ở Hàn Quốc đều đã đưa ra khuyến cáo vì mưa lớn. Lượng mưa ở khu vực Seoul dự kiến đạt khoảng 50mm/h.
Lượng mưa tích lũy tại các khu vực phía Nam tỉnh Gyeonggi, khu vực nội địa và miền núi phía Nam tỉnh Gangwon, tỉnh Chungcheong và tỉnh Bắc Jeolla lên tới hơn 200mm.
Thậm chí, khu vực đô thị, thành phố Namyangju và tỉnh Gyeonggi ghi nhận lượng mưa tích lũy lên tới 201,5mm vào chiều tối 14/7.
Chính quyền Seoul đã phải cấm một số đoạn trên tuyến đường cao tốc Olympic và cầu Jamsu.
Tính trên cả nước, đã có tổng cộng 99 con đường, 757 con sông và 407 đường mòn trong 15 công viên quốc gia bị phong tỏa để phòng chống tai nạn. Cảnh báo lũ lụt cũng đã được đưa ra ở khu vực Chungcheong và Honam.
Tổng hợp mới nhất của Ủy ban Phòng chống tai nạn và Quản lý an toàn trung ương cho biết tính đến 6 giờ sáng ngày 15/7, Hàn Quốc đã có 2 người thiệt mạng, 1 người mất tích và 6 người bị thương vì mưa lớn./.
Cán bộ xã Bình Chánh (An Giang) tự ý thuê máy Kobe (máy xúc đất) cạp 900 gàu đất cặp kênh 7 để lắp hầm, đã làm sạt lở nghiêm trọng.
Các lực lượng chức năng tổ chức quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, thông báo cho chủ phương tiện, thuyền trưởng biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão số 4 để chủ động phòng tránh.
Sáng 24-2, dù trời mưa rét, nhưng vẫn có hàng ngàn người dân đội mưa đến phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) để lễ phủ trong ngày rằm tháng Giêng.
Ngày 29.4, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ xảy ra mưa lớn, nhiều nơi lượng mưa trên 50mm đã gây nhiều thiệt hại về tài sản.
Đồng bằng sông Cửu Long cần khoảng 13.400 tỉ đồng để xử lý 63 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển nguy hiểm với tổng chiều dài 240km.
Sau một thời gian dự án chống sạt lở Thanh Đa đình trệ, Công ty Anh Vinh đã huy động máy móc thiết bị tới công trường.
Đây thực sự là cơn mưa “vàng” mà người dân Thành phố Hồ Chí Minh trông đợi nhiều tháng qua sau những đợt nắng nóng như đổ lửa và hy vọng nhiệt độ sẽ giảm nhiều để người dân được dễ chịu.
Chiều 15-5, cơn mưa lớn nhất từ đầu năm đến nay khiến nhiều tuyến đường ở TP.HCM ngập, bên cạnh đó, mưa đúng giờ tan tầm nên giao thông TP.HCM hỗn loạn, hàng ngàn người đi làm về bị kẹt xe khắp nơi.
Khuya 20/6, sạt lở diễn ra trên địa bàn xã Hòa Tịnh (Vĩnh Long) khiến một đoạn kè kiên cố và ba nhà dân với 15 nhân khẩu bị ảnh hưởng, tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại là hơn 350 triệu đồng.