TPO - Sử dụng Kính thiên văn James Webb (JWST), các nhà thiên văn học đã quan sát được "vũ điệu" ấn tượng giữa một hố đen siêu lớn và hai thiên hà vệ tinh. Các quan sát có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách các thiên hà và hố đen siêu lớn phát triển trong vũ trụ sơ khai.
Minh họa về hố đen siêu lớn và đĩa bồi tụ của nó.(Ảnh: S. Dagnello (NRAO/AUI/NSF)) |
Hố đen siêu lớn này đang ăn vật chất xung quanh và cung cấp năng lượng cho một quasar sáng ở rất xa đến mức JWST nhìn thấy nó giống như mới tồn tại chưa đầy một tỷ năm sau Vụ nổ lớn (Big Bang) . Quasar, được gọi là PJ308-21, nằm tại một nhân thiên hà hoạt động (AGN) trong một thiên hà đang trong quá trình hợp nhất với hai thiên hà vệ tinh khổng lồ.
Với kính thiên văn JWST, nhóm nghiên cứu không chỉ xác định rằng hố đen có khối lượng tương đương với hai tỷ mặt trời, mà còn phát hiện ra rằng cả quasar và các thiên hà liên quan đến vụ sáp nhập này đều đã tiến hóa cao, một điều đáng ngạc nhiên khi xét đến việc chúng tồn tại khi vũ trụ 13,8 năm tuổi vẫn chỉ là một đứa trẻ sơ sinh.
Sự hợp nhất của ba thiên hà này có khả năng cung cấp cho hố đen siêu lớn một lượng lớn khí và bụi, tạo điều kiện cho hố đen phát triển và tiếp tục cung cấp năng lượng cho PJ308-21.
Mặc dù ánh sáng thoát ra khỏi quasar vũ trụ sơ khai trải qua dải rộng của quang phổ điện từ, bao gồm ánh sáng quang học và tia X, nhưng cách duy nhất để quan sát nó là bằng tia hồng ngoại.
Đó là vì, khi ánh sáng di chuyển trong hơn 12 tỷ năm để đến được JWST, sự giãn nở của vũ trụ đã "kéo dài" đáng kể các bước sóng của nó. Điều đó "chuyển dịch" ánh sáng theo hướng "đầu đỏ" của quang phổ điện từ, một hiện tượng dễ hiểu được gọi là "độ dịch chuyển đỏ", được các nhà thiên văn học ký hiệu là "z".
JWST có khả năng quan sát các vật thể và sự kiện có "độ dịch chuyển đỏ cao" hoặc "z cao" như PJ308-21 nhờ độ nhạy của nó với ánh sáng hồng ngoại.
"Nhờ độ nhạy của JWST trong vùng hồng ngoại gần và giữa, có thể nghiên cứu quang phổ của quasar và các thiên hà đồng hành với độ chính xác chưa từng có trong vũ trụ xa xôi", nhà nghiên cứu Loiacono kết luận. "Chỉ có 'quan điểm' tuyệt vời do JWST cung cấp mới có thể đảm bảo những quan sát này".
Công ty năng lượng thông minh Minh Dương giới thiệu mẫu turbine gió nổi khổng lồ ngoài khơi có thể khai thác sức gió 260 km/h.
Theo Tân Hoa xã, Thiên Hội-5 đã đi vào quỹ đạo định sẵn. Vệ tinh này sẽ được sử dụng để lập bản đồ địa lý, khảo sát tài nguyên đất đai, thí nghiệm khoa học và nhiều nhiệm vụ khác.
Loài dương xỉ nhỏ trên đảo Grand Terre lập Kỷ lục Guinness Thế giới hôm 31/5 với bộ gene lớn nhất trong số các sinh vật trên Trái Đất.
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014, giải thưởng này nhằm vinh danh các nhà khoa học nữ mới vào nghề, có triển vọng, dựa vào những thành tích học tập và chuyên môn của họ.
Số lượng vẹt lớn hơn cả số người dân ở thị trấn Hilario Ascasubi sau khi nạn chặt phá rừng khiến chúng phải bay ra ngoài tìm kiếm thức ăn, nước uống và nơi trú ẩn.
TS Trần Nguyễn Hải, TS Thái Hoàng Chiến, TS Hoàng Nhật Đức, TS Phùng Văn Phúc được Research.com gắn huy hiệu 'Best Rising Star' 2024.
Nhiều vị trí của tòa nhà chính Trung tâm Khám phá khoa học và đổi mới sáng tạo xuất hiện các vết nứt, mảng gạch bong tróc, nền gạch lún, đứt gãy.
Văn hóa 'gia đình' của Google biến mất sau những đợt cắt giảm nghìn nhân viên, khiến những người ở lại bất mãn, phản đối.
Các nhà môi trường học và ngư dân đang phản đối kế hoạch của một nhóm nhà khoa học muốn đổ gần 273.000 lít sodium hydroxide xuống vịnh Cape Cod để giảm biến đổi khí hậu.