Hàng nghìn con vẹt xâm chiếm thị trấn Argentina

21:40 01/10/2024

Số lượng vẹt lớn hơn cả số người dân ở thị trấn Hilario Ascasubi sau khi nạn chặt phá rừng khiến chúng phải bay ra ngoài tìm kiếm thức ăn, nước uống và nơi trú ẩn.

Thị trấn Hilario Ascasubi gần vùng ven biển Đại Tây Dương của Argentina đang gặp rắc rối với những con vẹt. Bị thúc đẩy bởi nạn chặt phá rừng ở các ngọn đồi xung quanh, hàng nghìn con chim màu đỏ, vàng và xanh lá xây xâm chiếm thị trấn, theo những nhà sinh vật học. Chúng cắn dây điện gây mất điện, khiến người dân bực bội với tiếng kêu không ngớt và phân vẹt rải khắp mọi nơi, Guardian hôm 30/9 đưa tin.

"Vùng sườn đồi đang biến mất dần và điều này khiến lũ vẹt tới gần thành phố hơn để tìm kiếm thức ăn, nước uống và nơi trú ẩn", nhà sinh vật học Daiana Lera cho biết. Theo cô, phần lớn đất rừng ở Argentina dần biến mất trong những năm qua.

Trong vòng vài năm, vẹt bắt đầu xuất hiện, trú ngụ trong thị trấn suốt mùa thu và mùa đông. Theo người dân địa phương, thị trấn có khoảng 5.000 cư dân nhưng số lượng vẹt đông gấp 10 lần. Vào mùa hè, chúng di cư về phương nam với vách đá thuộc vùng Patagonia để sinh sản.

Hình ảnh phổ biến trong thị trấn là hàng trăm con vẹt đậu trên đường dây điện và các cột trụ, hoặc phủ bóng trên nóc những tòa nhà và nhà thờ. Khi chúng cắn dây điện, nước ngấm vào đường dây khi trời mưa dẫn tới việc truyền điện bị gián đoạn. Chúng gây thiệt hại hàng ngày cho người dân, theo phóng viên địa phương Ramón Alvarez.

Người dân trong thị trấn thử nhiều biện pháp khác nhau để xua đuổi lũ vẹt như gây tiếng ồn và dùng đèn laser nhưng không hiệu quả. "Chúng ta cần khôi phục lại môi trường tự nhiên. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, chúng ta cần nghĩ giải pháp để chung sống hòa thuận với vẹt", Lera nói.

Vẹt là loài chim có bộ lông rực rỡ với chiếc mỏ cong. Hai khớp mỏ đều hướng cong về phía trước giúp chúng gắp, nghiền thức ăn và leo trèo. Đôi cánh của chúng rất phát triển, một số loài còn có đuôi dài để thích nghi với việc bay lượn. Vẹt là loài chim sống theo từng đàn lớn, thức ăn của chúng là các loại quả, hạt và một số loài thực vật khác. Một số loài lại ăn mật ong, côn trùng và ấu trùng.

An Khang (Theo Guardian)

Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc phát triển chip thị giác nhanh nhất thế giới

Trung Quốc phát triển chip thị giác nhanh nhất thế giới

10:20 02/06/2024

Theo SCMP, nhóm nghiên cứu từ Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh (Trung Quốc) công bố báo cáo, giới thiệu chip Tianmouc có tốc độ xử lý hình ảnh kỷ lục. Họ cho biết, con chip có thể thu thập thông tin hình ảnh với tốc độ lên tới 10.000 khung hình mỗi giây, với độ chính xác 10 bit, dải tần nhạy sáng 130 decibel. Ngoài ra, Tianmouc cũng giảm 90% băng thông và duy trì mức tiêu thụ điện năng thấp. Trưởng dự án Shi Luping cho hay: “Đây là một con chip nhận...

Xác rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô sẽ được bảo quản thế nào?

Xác rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô sẽ được bảo quản thế nào?

17:30 24/04/2023

Trao đổi với VTC News chiều 24/4, PGS.TS Phan Kế Long, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam cho biết, dự kiến cuối giờ chiều nay mẫu vật rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô sẽ được đưa về bảo tàng để bảo quản. Rùa Hoàn Kiếm ở Đồng Mô có chiều dài 1,56 m, nặng 93 kg. 'Trong thời gian chờ quyết định của UBND Hà Nội về phương án xử lý, xác rùa tạm thời sẽ được Bảo tàng bảo quản tại kho lạnh sâu ở nhiệt độ âm 20 độ C', ông Long nói. Diện...

Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ Hạt nhân Toàn quốc

Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ Hạt nhân Toàn quốc

14:20 09/08/2023

Hội nghị Khoa học và Công nghệ Hạt nhân Toàn quốc được tiến hành định kỳ 2 năm/lần nhằm công bố những kết quả mới về nghiên cứu, ứng dụng, giảng dạy trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hạt nhân.

Nhóm nhà khoa học 'sống thử ở sao Hỏa' 378 ngày

Nhóm nhà khoa học 'sống thử ở sao Hỏa' 378 ngày

14:50 07/07/2024

Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhóm 4 nhà khoa học tình nguyện 'sống thử' trong boongke mô phỏng điều kiện trên sao Hỏa ở Houston (bang Texas, Mỹ) được đưa ra ngoài sau 378 ngày. 'Các bạn đã sẵn sàng ra ngoài chưa?', chuyên gia của NASA gõ mạnh ba tiếng vào cánh cửa phòng thí nghiệm và hỏi nhóm các nhà khoa học bên trong. Anca Selariu, Ross Brockwell, Nathan Jones và trưởng nhóm Kelly Haston bước ra trong tiếng hò reo của mọi người. Họ đã dành 378...

Áo giáp của chiến binh Hy Lạp cổ đại

Áo giáp của chiến binh Hy Lạp cổ đại

00:20 24/05/2024

Bộ áo giáp thời Đồ đồng đủ chắc chắn để bảo vệ chiến binh Mycenae trong trận chiến cách đây 3.500 năm, theo nghiên cứu công bố hôm 22/5 trên tạp chí PLOS One.

Mẩu giấy xin lỗi khi làm xước xe làm ấm lòng cộng đồng

Mẩu giấy xin lỗi khi làm xước xe làm ấm lòng cộng đồng

06:30 10/04/2024

Vô tình làm xước xe người khác, một người viết thư xin lỗi kẹp ở gạt mưa. Mẩu giấy này khiến chủ xe xúc động, coi đó như món quà nhận được.

An Giang có 1 huyện được định mức tới 8 ôtô công

An Giang có 1 huyện được định mức tới 8 ôtô công

17:50 24/07/2024

Theo định mức của tỉnh An Giang, Thoại Sơn là cấp huyện duy nhất được định mức 8 ôtô phục vụ công tác chung.

Làm rõ giếng khoan giữa đồng sôi ùng ục, đốt là cháy

Làm rõ giếng khoan giữa đồng sôi ùng ục, đốt là cháy

06:50 16/07/2024

Qua xét nghiệm mẫu khí đốt cháy trong giếng khoan tại Sóc Trăng, các nhà khoa học nghi ngờ có thể là khí biogas hoặc khí trong mỏ dầu, tiềm năng khai thác sử dụng làm nhiên liệu.

Chưa có lịch sửa chữa cáp quang biển, Internet Việt Nam còn 'bò' lâu

Chưa có lịch sửa chữa cáp quang biển, Internet Việt Nam còn 'bò' lâu

02:50 17/06/2024

3 trong 5 tuyến cáp quang biển kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế đều đang gặp sự cố, làm ảnh hưởng đến tốc độ truy cập mạng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới