Đó có lẽ là cảm xúc chung của người xem khi thưởng lãm những tác phẩm của họa sĩ Siu Quý trong triển lãm 'Mùa 1'.
54 tác phẩm trong triển lãm Mùa 1 của họa sĩ Siu Quý, Dương Ngọc Thăng và Đỗ Dũng đang trưng bày tại Hội Mỹ thuật TP.HCM cơ sở 2 (số 01 Einstein, P. Bình Thọ, TP. Thủ Đức)
Chương trình trưng bày tranh diễn ra từ nay đến 30-9.
Ở triển lãm lần này, các tác phẩm của hoạ sĩ Siu Quý, phó chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, cho thấy thêm một góc nhìn của anh về đời sống đô thị.
Nếu họa sĩ Dương Ngọc Thăng mang hơi thở của vùng đất Hà Nội đến triển lãm với những căn gác cổ, góc phố mùa đông thì họa sĩ Đỗ Dũng khiến phòng trưng bày rực sáng bằng những bức chân dung nhiều màu sắc.
Ở một góc của gian phòng, người xem bắt gặp loạt tác phẩm của họa sĩ Siu Quý khiến không ít người bất ngờ.
Bẵng đi nhiều năm làm công tác quản lý với cương vị phó chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, họa sĩ Siu Quý đã trình làng các sáng tác mới nhất của mình ở vai trò là một người cầm cọ.
Đây là series nối tiếp đề tài mang tên Khát của anh từ 20 năm trước.
Năm 2005, tác phẩm Khát của Siu Quý đã giành được Huy chương vàng Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc.
Các tác phẩm trong đề tài Khát thể hiện cuộc sống bấp bênh của người nhập cư với nguồn nước ô nhiễm, thiếu nước sạch để sinh hoạt.
Chia sẻ về quyết định tiếp nối loạt tranh này, họa sĩ Siu Quý lý giải: “Đề tài Khát xuất phát từ đời sống hàng ngày của tôi, từ lúc nhập cư vào TP.HCM và bắt đầu sống ở đô thị, đến tận hai chục năm sau thì môi trường vẫn chưa thay đổi nhiều.
Vì vậy, tôi muốn bắt đầu lại và dự định sẽ vẽ hơn 20 tác phẩm về đề tài này để hoàn chỉnh một góc nhìn về đời sống đô thị. Tuy nhiên, cách tiếp cận lần này có sự tích cực hơn vì mình nhìn thấy được những tia sáng, hy vọng về sự thay đổi của thành phố”.
Để tác phẩm có sự gắn kết với cuộc sống thực tế, tác giả đã sử dụng đường ống PVC chạy quanh tác phẩm thay vì khung tranh.
Những đường ống này đôi khi chĩa vòi vào bên trong, thậm chí cắt xẻ không gian tranh ra làm đôi.
Tại buổi khai mạc triển lãm vào tối 21-9, họa sĩ, nhà sưu tập Trần Thanh Cảnh nhận định:
“Các vấn đề của đô thị sẽ luôn luôn tồn tại và hành trình của họa sĩ Siu Quý như một hành trình dai dẳng, từ những năm 2000 cho đến tận ngày nay, tạo thành một vệt thời gian đủ lâu.
50 năm hay 100 năm sau, chúng ta sẽ nhận thấy vấn đề đó của đô thị là vấn đề đại diện, anh Siu Quý là một hoạ sĩ đại diện, Khát là một bộ tranh đại diện.
Cái đại diện đó là thứ quý giá bởi thời gian sẽ không quay trở lại. Đấy cũng là thứ mà những nhà sưu tập chúng rất trân trọng”.
Hồi tháng Một, Tào Doanh Doanh không may qua đời do bệnh cũ tái phát, Nhiếp Kiến Văn bật khóc khi thu dọn đồ đạc và viết: 'Chiếc xe chứa đầy kỷ niệm nhưng giờ chỉ còn lại mình tôi'.
Trước đây nhiệm vụ tránh thai gần như được mặc định là trách nhiệm của chị em, thế nhưng hiện nay nam giới cởi mở, chủ động hơn trong việc này.
Bé gái 4 tuổi người Campuchia sốc kéo dài, suy đa cơ quan nguy kịch do sốt xuất huyết, được bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 nỗ lực cứu sống.
Với vẻ đẹp rạng ngời, cô gái tên Đinh Good Otani ở tỉnh Đồng Nai giờ nổi tiếng khắp các trang mạng vì cái tên khai sinh độc lạ, khó 'đụng hàng'.
Người phụ nữ Hàn Quốc 33 tuổi bị đồng hương Lee Chanju sát hại tại khách sạn Lotte, sau khi hai người xảy ra mâu thuẫn, cãi vã.
Ngọc Hương, bà xã Thanh Trung, cho biết cô không ăn cơm và chăm chỉ luyện tập mỗi ngày để giữ dáng gợi cảm.
Lễ hội Vu lan báo hiếu – Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng ) được tổ chức tại Động Âm Phủ - Ngọn Thủy Sơn với sự tham dự của...
Ga tàu điện ngầm sâu nhất thế giới Hongyancun nằm ở 116 mét dưới mặt đất, hành khách mất 10 phút để xuống tới sân ga.
Chùa Hương Lãng có tên chữ là Viên Giác Tự, người dân địa phương quen gọi là chùa Lạng hay chùa Ông Sấm. Gọi là chùa Ông Sấm vì tòa...