Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng, Ecuador quyết định chuyển thiết bị của Moscow sang Mỹ là một việc làm liều lĩnh và chịu sức ép nghiêm trọng từ các phía liên quan bên ngoài.
Moscow chính thức lên tiếng vụ Ecuador chuyển thiết bị của Nga cho Mỹ đổi lấy đồ hiện đại |
Hệ thống phóng tên lửa RM-70 có thể nằm trong danh sách thiết bị mua từ Nga mà Ecuador sẽ chuyển giao cho Mỹ. (Nguồn: Wikipedia) |
Sputnik đưa tin, trước thông tin chính phủ Ecuador tuyên bố sẽ chuyển giao các thiết bị cũ mua từ Nga cho Mỹ để đổi lấy các thiết bị hiện đại hơn từ Washington, Moscow “đã xem kỹ các tuyên bố liên quan của Tổng thống Ecuador Daniel Noboa".
Tin liên quan |
Vụ ám sát tại Ecuador: Từ Vụ ám sát tại Ecuador: Từ 'điểm sáng' thành 'góc tối' |
Theo bà Zakharova, các đối tác "nhận thức rõ các điều khoản trong hợp đồng, trong đó có nghĩa vụ sử dụng tài sản được cung cấp vào các mục đích đã nêu và không chuyển nhượng tài sản đó cho bên thứ ba mà không có được sự đồng ý tương ứng từ phía Moscow”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, quyết định của Ecuador được đưa ra "hấp tấp... dưới sức ép nghiêm trọng từ các phía liên quan bên ngoài".
Bà lưu ý: "Nếu nói về 'sắt phế liệu', như cách Ecuador gọi, khó có khả năng Washington sẽ cung cấp thiết bị hiện đại để trao đổi, hơn nữa lại với số tiền khá ấn tượng. Chúng tôi hy vọng Quito hiểu rõ điều này".
Hồi tháng 1, Tổng thống Ecuador Daniel Noboa cho biết, đất nước ông sẽ không từ chối việc chuyển giao thiết bị cũ của Nga cho Mỹ và sẽ làm như vậy bất chấp lập trường của Moscow.
Theo ông, đến cuối tháng 1/2024, chính phủ Ecuador sẽ trao đổi thiết bị cũ của Nga và Ukraine để lấy thiết bị mới của Mỹ trị giá 200 triệu USD. Tuy nhiên, ông không nêu rõ loại thiết bị mà ông nói đến có tính năng quân sự hay dân sự.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ecuador Gabriela Sommerfeld cho biết, quốc gia Nam Mỹ này đã mua sắm trang thiết bị quân sự có xuất xứ từ Nga trong nhiều năm qua, song hiện các thiết bị quân sự này đã cũ và không còn sử dụng được nữa, do đó Quito có quyền hủy đăng ký, thanh lý hoặc trao đổi với bên thứ 3.
Mặc dù chính phủ Ecuador không nêu chi tiết những trang thiết bị sẽ bàn giao cho phía Mỹ, song truyền thông nước này nhận định có thể là 6 hệ thống phóng tên lửa DM-21, 6 hệ thống phóng tên lửa RM-70, 34 pháo phòng không ZU-23-2 mua từ Nicaragua vào năm 1994, cùng với đó là 6 chiếc trực thăng Mi-171 đã bị loại biên kể từ năm 2021.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 24/9 cho biết, Moscow ủng hộ Ấn Độ, Brazil và một trong các nước châu Phi tham gia Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) với tư cách thành viên thường trực.
Ít nhất 8 người thiệt mạng ở miền nam nước Mỹ sau khi bão Beryl quật ngã cây cối và gây ra ngập lụt nghiêm trọng trước khi suy yếu vào hôm 9-7.
Giới chức Australia truy tố thiếu niên 16 tuổi tội khủng bố vì hành vi đâm linh mục Mar Mari Emmanuel tại nhà thờ ở Sydney.
Cựu thủ lĩnh Hamas Khaled Mashal trở lại vị trí lãnh đạo tổ chức này sau khi quân đội Israel tuyên bố đã tiêu diệt được ông Yahya Sinwar.
Cựu phó cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Pradhan cho rằng đánh đổ chế độ Pol Pot là lựa chọn duy nhất của Việt Nam năm 1978 để bảo vệ nhân dân Campuchia cũng như biên giới quốc gia.
Tại hội nghị COP29, các nhà lãnh đạo thế giới đánh giá năng lượng hạt nhân đóng vai trò thiết yếu trong việc đạt được các mục tiêu khí hậu toàn cầu.
Tổng thống Pháp Macron khẳng định Paris không có ý định gây chiến với Nga, sau khi bị Moskva chỉ trích vì tuyên bố có thể đưa quân tới Ukraine.
Ngày 5/1, Tòa án Tối cao Mỹ đã đồng ý tiếp nhận và xử lý đơn kháng cáo của cựu Tổng thống Donald Trump đối với quyết định tư pháp cấm ông tham gia cuộc bỏ phiếu sơ bộ của đảng Cộng hòa ở bang Colorado.
Bị toán cướp bắn trúng lúc chở khách trên cao tốc, tài xế vẫn cố gắng cầm lái 30 km rồi lao xe vào đồn cảnh sát ở bang Maharashtra.