Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 24/9 cho biết, Moscow ủng hộ Ấn Độ, Brazil và một trong các nước châu Phi tham gia Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) với tư cách thành viên thường trực.
Nga ủng hộ các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ Latinh 'nắm giữ ghế' thường trực HĐBA LHQ |
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ủng hộ việc trao tư cách thành viên thường trực HĐBA cho các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ Latinh. (Nguồn: AFP) |
Theo ông Lavrov, các nước đang phát triển không có đủ đại diện trong HĐBA của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này.
“Chúng ta cần đáp ứng và tôn trọng nguyện vọng của châu Phi”, ông Lavrov nhấn mạnh.
Ông Lavrov cho biết, Nga ủng hộ việc trao tư cách thành viên thường trực HĐBA cho các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ Latinh thay vì Đức và Nhật Bản.
Tin liên quan |
Mỹ ủng hộ việc châu Phi có 2 ghế thường trực ở HĐBA Mỹ ủng hộ việc châu Phi có 2 ghế thường trực ở HĐBA |
Theo Ngoại trưởng Nga, việc HĐBA bổ sung các thành viên từ NATO, Liên minh châu Âu (EU) hay đồng minh của phương Tây như Nhật Bản, "sẽ chỉ củng cố và làm sâu sắc thêm sự bất công".
Ông Lavrov cũng chỉ ra rằng “không một vấn đề quốc tế nào mà Berlin và Tokyo lên tiếng khác với 'ông lớn' bên kia đại dương”.
Trước đây, tại Diễn đàn Hòa bình thế giới ở Bắc Kinh năm 2022, cựu Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrey Denisov cũng lên tiếng phản đối việc Đức và Nhật Bản là thành viên thường trực HĐBA và tuyên bố "không thấy bất cứ giá trị nào từ việc kết nạp họ".
"Nga kêu gọi mở rộng HĐBA LHQ dựa trên nguyên tắc đồng thuận. Quá trình này đòi hỏi tăng tỷ lệ tương xứng từ các quốc gia châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh, để HĐBA trở thành một tổ chức dân chủ hơn, đáp ứng nguyện vọng của người dân toàn cầu", ông Denisov nhấn mạnh.
Vào năm 2005, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ và Brazil, hay nhóm G4, từng đưa ra đề nghị mở rộng HĐBA. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc thảo luận, đề xuất này đến nay vẫn chưa được thực hiện do vấp phải sự phản đối của một số thành viên thường trực của Hội đồng.
Tuần qua, cuộc vận động tranh cử Tổng thống tại Indonesia, quốc gia có dân số lớn thứ tư trên thế giới, chính thức bắt đầu.
Ông chủ WikiLeaks Assange hoàn tất thỏa thuận nhận tội với Bộ Tư pháp Mỹ, được trả tự do ngay tại tòa và lên máy bay trở về quê nhà Australia.
Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin nói về việc đàm phán hòa bình với Kiev, chiến sự ở Gaza, Tây Ban Nha công nhận nhà nước Palestine, Tổng thống Iran tử nạn trong vụ rơi máy bay… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Nền tảng gây quỹ của đảng Dân chủ thu gần 47 triệu USD tiền ủng hộ trong 7 giờ, lớn nhất trong 4 năm, sau khi ông Biden ngừng tranh cử.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức tới Kenya, Uganda và Zimbabwe vào ngày 11/7 tới.
Iran tuyên bố đáp trả các cuộc tấn công nhằm vào lợi ích của họ ở Syria, sau vụ không kích khiến hai sĩ quan Iran thiệt mạng được cho là do Israel thực hiện.
Đại sứ Lương Quốc Huy nhấn mạnh, bất chấp biến động, bất ổn của tình hình khu vực, thế giới và nền kinh tế toàn cầu, châu Á vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
Lãnh đạo vùng Valencia thừa nhận đã sai sót trong ứng phó đợt lũ khiến hơn 200 người chết tháng trước, nhưng không nhắc những lời kêu gọi từ chức.
Người sáng lập Foxconn, tỷ phú Quách Đài Minh, tuyên bố tranh cử vị trí lãnh đạo Đài Loan với tư cách ứng viên độc lập.