Văn hóa Hàn Quốc vốn thân thuộc với nhiều người Việt Nam sẽ càng trở nên hấp dẫn, đa dạng hơn thông qua mỗi góc nhìn của 'đại sứ' sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội.
Mỗi người sáng tạo nội dung về Hàn Quốc đều là một 'đại sứ' văn hóa |
Đông đảo các bạn trẻ tham dự chương trình “Hàn-Việt content, Thanh niên tạo trend” với mong muốn đưa văn hóa Hàn Quốc gần hơn tới người dân Việt Nam. (Ảnh: Xuân Tùng) |
Ngày 15/3, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam kết hợp với Trung tâm văn hoá Hàn Quốc tại Việt Nam đã tổ chức chương trình “Hàn-Việt content, Thanh niên tạo trend” tại Hội trường của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam.
Chương trình được tổ chức không chỉ giúp các phóng viên danh dự của kênh Korea.net và K-influencer có cơ hội được lắng nghe những chia sẻ về quá trình sản xuất nội dung, những bí quyết vận hành hiệu quả các kênh mạng xã hội từ youtuber nổi tiếng Hàn Quốc, mà còn là cơ hội để giao lưu giữa những người có cùng sở thích, quan tâm đến sản xuất nội dung về Hàn Quốc.
Chương trình có sự tham gia của ông Choi Young Sam, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam; ông Choi Seung Jin, Giám đốc Trung tâm văn hoá Hàn Quốc tại Việt Nam; bà Kim Chi Su, cán bộ phụ trách ngoại giao công chúng tại Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam. Ngoài ra còn có sự tham dự của hơn 50 phóng viên danh dự của Korea.net và K- influencer, 20 khách mời có niềm đam mê trong việc sáng tạo nội dung về xứ sở kim chi.
Phát biểu khai mạc chương trình, ông Choi Young Sam khẳng định, làn sóng Hallyu ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, phần lớn nhờ vào ảnh hưởng từ các bạn trẻ đam mê công việc sáng tạo nội dung về Hàn Quốc. Ông cũng hy vọng rằng, trong những năm sắp tới, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ trở nên gần nhau hơn thông qua những nội dung sáng tạo từ các phóng viên danh dự Korea.net, K-influencer và những người yêu thích sáng tạo nội dung về Hàn Quốc.
Cũng trong chương trình, ông Choi Seung Jin, Giám đốc Trung tâm Văn hoá Hàn Quốc tại Việt Nam đã bày tỏ: “Việc khai trương studio với trang thiết bị hiện đại trong đại sứ quán nhằm tạo điều kiện để các phóng viên Korea.net và K-influencer có cơ hội trải nghiệm và sáng tạo nội dung quảng bá Hàn Quốc một cách chất lượng, đa dạng nhất. Chúng tôi sẽ hỗ trợ chi phí nhất định nhằm thúc đẩy nội dung sáng tạo đó đến gần hơn với người dân Việt Nam, trở thành cầu nối giữa hai quốc gia”.
Trong khuôn khổ chương trình, khán giả được nghe những chia sẻ quý báu về quá trình sáng tạo nội dung cũng như những khó khăn hay bí quyết để sáng tạo được nội dung chất lượng cả về hình thức lẫn nội dung đến từ những bạn trẻ có kinh nghiệm trong mảng việc này.
Thu Oanh, một K-influencer năm 2023 cho biết, khó khăn khi thực hiện sáng tạo nội dung không chỉ là về nội dung truyền tải, cách truyền thông mà còn là yếu tố kết nối cũng như thời gian dành cho công việc này.
Về kinh nghiệm cá nhân, Thu Oanh chia sẻ cách làm nội dung về Hàn Quốc của bản thân hơi khác với những kênh khác. Oanh luôn lồng ghép những kiến thức của ngành quan hệ quốc tế trong video, chẳng hạn như việc giao lưu và tiếp xúc văn hóa, vận dụng quyền lực mềm... một cách dễ hiểu nhất đối với khán giả. Oanh cho rằng việc chọn nội dung “ngách” sẽ kén khán giả, tuy nhiên cô tin rằng đây sẽ là những video hữu ích nhằm thắt chặt quan hệ hai nước không chỉ trên phương diện ngoại giao văn hóa mà từ đó còn trở thành “cây cầu” vững chắc trên mọi lĩnh vực.
Trần Hải Anh, phóng viên Korea.net năm 2021 chia sẻ: “Nhờ quá trình hoạt động với tư cách phóng viên danh dự, tôi không chỉ được nâng cao kỹ năng sáng tạo nội dung mà còn kết bạn với nhiều người có cùng đam mê về xứ sở kim chi. Tôi nhận ra rằng nội dung được sáng tạo có truyền tải rộng rãi được đến nhiều người hay không còn phụ thuộc vào cái tâm mà mình dành ra cho công việc đó”.
Mỗi người sáng tạo nội dung về Hàn Quốc đều là một 'đại sứ' văn hóa |
Youtuber kênh HanQuocBros chia sẻ những kinh nghiệm về sáng tạo nội dung tại chương trình. (Ảnh: Xuân Tùng) |
Đặc biệt, buổi giao lưu có sự xuất hiện của Choi Jongrak và Choi Jungrak - thành viên đến từ HanQuocBros - kênh Youtube với hơn 1 triệu người đăng ký. Cảm hứng cho sự ra đời của HanQuocBros xuất phát từ mong muốn giới thiệu món ăn Hàn Quốc cho người Việt và giới thiệu món Việt cho người Hàn Quốc, từ đó trở thành cầu nối vững chắc giữa hai quốc gia.
Choi Jongrak khẳng định: “Nội dung mới lạ, vui vẻ được sản xuất với tần suất đã giúp kênh Youtube của chúng tôi nhận được sự yêu mến của các bạn Việt Nam. Tôi mong rằng các bạn có thể học hỏi từ chúng tôi để có thể sản xuất nhiều nội dung đa dạng và chất lượng về Hàn Quốc”.
Chương trình phóng viên danh dự Korea.net và K-influencer do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Hàn Quốc vận hành. Thông qua những chương trình trên, người tham gia sẽ trở thành “đại sứ” quảng bá văn hoá Hàn Quốc. Hiện tại chương trình đang hoạt động tại 122 quốc gia, với hơn 4.800 phóng viên danh dự và 1.800 các K-influencer, thực hiện đăng tải những nội dung về Hàn Quốc trên nền tảng mạng xã hội, được vận hành bởi chính phủ Hàn Quốc.
Dự kiến trong tháng ba này, cổng thông tin điện tử Korea.net sẽ mở đợt tuyển dụng các thành viên mới của đoàn phóng viên danh dự năm 2024. Hy vọng thông qua đợt tuyển này, sẽ có nhiều nội dung đa dạng và chất lượng về Hàn quốc được sản xuất, góp phần trở thành cầu nối sâu sắc giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới xảy ra các vụ tấn công bằng dao gây thương vong nghiêm trọng, một số nước châu Âu như Anh và Đức đã có những động thái đối phó.
Ngày 31/5, Nga tiếp tục thông báo về các cuộc pháo kích nhằm vào những thị trấn biên giới của nước này, trong khi đó, Anh cho rằng, Ukraine có quyền tiến hành các cuộc tấn công 'bên ngoài lãnh thổ' để tự vệ.
Ukraine tuyên bố đứng sau vụ đánh bom xe ám sát ông Mikhail Filiponenko, nghị sĩ được Nga bổ nhiệm ở Lugansk.
Ngày 23/8 (giờ địa phương), Nhà Trắng đã “lên án mạnh mẽ” nỗ lực mới nhất của Triều Tiên trong việc phóng vệ tinh do thám vào không gian, đồng thời khẳng định hành động này đã vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Ukraine đề nghị Đức cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho nước này để chống lại Nga. Truyền thông Đức ngày 26/5 dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức cho biết, Berlin đã nhận được đề nghị liên quan của Ukraine trong vài ngày qua, song không chi biết cụ thể về số lượng tên lửa mà Kiev muốn có.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm lại một số hoạt động đối ngoại nổi bật của Việt Nam trong tuần từ ngày 31/7-6/8.
Phản ứng trước quyết định của Thụy Điển nâng cảnh báo khủng bố từ mức 5 lên mức 4, Đại sứ quán Malaysia tại Stockholm đã ban hành cảnh báo về đi lại cho người dân quốc gia châu Á cư trú hoặc đi du lịch đến đất nước châu Âu.
Lực lượng tên lửa Nga tuyên bố thực hiện diễn tập tại quần đảo Kurils đang tranh chấp với Nhật Bản. Cùng ngày, Moldova trục xuất nhà ngoại giao Nga với nghi vấn gián điệp.
Nga ngăn chặn UAV tấn công gần Moscow, Australia mua tên lửa Mỹ, ông Biden có thể gặp Thái tử Saudi Arabia… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.