Mơ ước làm công an của cậu bé ung thư

04:40 27/05/2024

Truyền hóa chất khiến cơ thể đau nhức, mệt lả nhưng Nguyễn Quốc Khải không một lần than bởi em biết, muốn làm công an phải kiên cường.

Khải, 9 tuổi, ở ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp điều trị u phúc mạc tại Bệnh viện Ung Bướu TP HCM tròn một năm. Liên tục phải xét nghiệm máu, tiêm truyền nhưng hiếm khi em kêu đau hay làm nũng mẹ.

Chị Nguyễn Thị Kim Thắm, 43 tuổi, mẹ Khải, nói con trai vốn kiên cường, bạo dạn và nuôi ước mơ làm công an từ bé. Mỗi lần thấy lực lượng vũ trang nhân dân trên ti vi cậu bé đều không rời mắt. Thậm chí khi xem trực tiếp duyệt binh Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Điện Biên ngày 7/5, Khải bắt chước cách bước chân, đánh tay của các chiến sĩ và tự tập tại nhà.

"Thấy con lúc nào cũng vui vẻ tôi mừng lắm, giờ chỉ mong thằng bé sớm khỏi bệnh", chị Thắm nói.

Tháng 5 năm ngoái, Quốc Khải đột nhiên kêu đau chân, di chuyển khó khăn. Biết con hiếu động, hay chạy nhảy, sợ chấn thương, chị Thắm đưa vào bệnh viện đa khoa thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, khám nhưng không ra kết quả. Các bác sĩ đề nghị chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, sau sang bệnh viện Ung bướu TP HCM. Qua xét nghiệm, Quốc Khải được chẩn đoán bị u phúc mạc liên thần kinh. Chỉ nghĩ đưa con vào viện khám xương khớp, chị Thắm không nghĩ lại phát hiện ra khối u, buộc phải truyền hóa chất.

Giữa tháng 5/2023, Khải nhập viện điều trị.

Thời gian đầu vào thuốc, cậu bé 9 tuổi sụt cân, cứ ăn là nôn trớ, sức khỏe giảm sút. Mỗi lần lấy máu hay truyền thuốc Khải đều mím chặt môi, tuyệt nhiên không quấy khóc. Đến khi tỉnh lại đòi mẹ đút cho ăn bởi em hiểu đó là cách duy nhất để đủ sức chống chọi với bệnh tật.

"Các chú công an không bao giờ khóc lại không sợ đau nên mới bắt được tội phạm, con cũng phải như vậy để bảo vệ mọi người và cả mẹ nữa", Khải nói với mẹ.

Không chỉ kiên cường chiến đấu với bạo bệnh, cậu bé 9 tuổi cũng rất ham học. Từ ngày vào viện, Khải luôn hỏi mẹ bao giờ được về để tiếp tục đến trường bởi sợ không theo kịp chương trình học, khó có thể lên lớp.

Thấy con ham học, mỗi lần được xuất viện về nhà, chị Thắm lại xin cô giáo gần nhà cho con đi học thêm, tuần 2-3 buổi, mỗi buổi hai tiếng, mục đích chính là để cậu bé được gặp bè khiến, tinh thần được thoải mái. Mỗi chiều tan học Khải lại nhảy chân sáo về nhà, miệng liếng thoắng kể cho bà và mẹ những chuyện trên lớp.

"Nhìn con vui vẻ tôi cũng mừng, nhưng bệnh của thằng bé không được chạy nhảy nhiều nên bản thân có phần lo lắng. Ngoài nhắc con chú ý, tôi cũng nhờ cô giáo dạy thêm trông chừng giúp", chị Thắm kể.

5 năm trước chị Thắm sống cùng chồng và con trai, nhưng bất đồng quan điểm dẫn đến ly thân. Một thời gian sau người chồng đột ngột qua đời, hai mẹ con về nhà ngoại sống. Từ đó đến nay một mình chị gồng gánh nuôi cả gia đình bằng nghề cắt tóc, gội đầu và làm thời vụ tại trại tôm giống. Chị nói lương không cao nhưng biết co kéo cũng đủ nuôi cả gia đình và cho Quốc Khải đi học.

Giờ tháng hai lần, mẹ con chị Thắm lại từ Đồng Tháp bắt xe vào TP HCM chữa bệnh. Mỗi lần ở lại viện 1-2 tuần để kiểm tra bạch cầu và truyền hóa chất. Dù bảo hiểm chi trả toàn bộ viện phí, thuốc men, nhưng họ vẫn tốn 10 triệu đồng mỗi tháng cho tiền ăn uống, thuê trọ và mua thêm thuốc bổ bên ngoài.

Nhưng với khoản lương chỉ 4,5 triệu đồng mỗi tháng, người phụ nữ 43 tuổi nói sống tằn tiện cũng khó đủ.

Thời gian đầu đưa con vào viện, hai em trai và họ hàng cũng hỗ trợ vài trăm nghìn đồng đến 1-2 triệu đồng tiền thuốc men, phí đi đường cho mẹ con Thắm. Nhưng người thân đều làm nông, gia cảnh khó khăn không thể giúp đỡ lâu dài.

Biết chặng đường chữa bệnh còn dài, chị Thắm nói làm mọi cách cứu con. Ngoài thời gian ở viện, mỗi lần về nhà chị đều tranh thủ đi cắt tóc, gội đầu hoặc ai thuê gì làm nấy nhằm tăng thu nhập. Dù mệt nhưng bà mẹ một con luôn tự động viên bản thân "còn kiếm ra tiền là còn may mắn và còn cơ hội cứu con".

Về phần Quốc Khải, dù mới 9 tuổi nhưng cậu bé rất hiểu chuyện. Ngoài việc phối hợp điều trị bệnh, chăm chỉ ôn bài để sớm quay trở lại trường, em cũng hay phụ đỡ bà làm việc nhà. Đến chiều muộn, cậu bé lại ngồi trước hiên chờ mẹ đi làm về, chạy ra ôm và hỏi han.

"Sao này khi làm công an, Khải không chỉ bắt cướp, bảo vệ mọi người mà còn có thể kiếm tiền để bà được nghỉ ngơi, mẹ không phải vất vả đi làm nữa", cậu bé nói.

Với chị Thắm, trước chưa từng ước mơ điều gì, giờ chị chỉ mong con trai sớm khỏe, từng bước chạm tới ước mơ.

Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho trẻ em yếu thế, Quỹ Hy vọng kết hợp với Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng. Thêm một sự chung tay của cộng đồng là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước. Độc giả xem thông tin chương trình tại đây

Quỳnh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm
Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’ hội quân, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ

Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’ hội quân, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ

20:00 26/04/2024

Chiều 26/4, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1 (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức Lễ hội quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trên chiến trường Điện Biên năm xưa.

Lan tỏa tinh thần tình nguyện của tuổi trẻ tới toàn xã hội

Lan tỏa tinh thần tình nguyện của tuổi trẻ tới toàn xã hội

08:30 22/05/2023

TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Chiến dịch Thanh niên tình nguyện (TNTN) Hè năm 2023, cho biết, đây là năm đầu tiên triển khai Chiến dịch TNTN Hè theo các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII với nhiều nét đổi mới, qua đó lan tỏa tinh thần tình nguyện tới toàn xã hội.

82 người tử vong do bệnh dại trong năm 2023

82 người tử vong do bệnh dại trong năm 2023

09:30 25/01/2024

Việt Nam ghi nhận 82 trường hợp tử vong do bệnh dại trong năm 2023, tăng 12 ca so với năm trước đó, 500.000 người phải chích ngừa vaccine dại, chi phí 600 tỷ đồng.

Giới thiệu 6 quyển sách khó quên về Điện Biên Phủ

Giới thiệu 6 quyển sách khó quên về Điện Biên Phủ

14:50 04/05/2024

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, 6 quyển sách với những trang viết khó quên về một thời gian khó nhưng oai hùng đã được giới thiệu lại cùng bạn đọc.

Ngôi miếu Nổi 300 tuổi trên sông Sài Gòn

Ngôi miếu Nổi 300 tuổi trên sông Sài Gòn

15:30 16/08/2023

Miếu Phù Châu hay còn gọi là miếu Nổi (thuộc Phường 5, quận Gò Vấp, TPHCM) nằm biệt lập trên một cù lao giữa dòng sông Vàm Thuật – một...

Thành quả xứng đáng cho nỗ lực không ngừng

Thành quả xứng đáng cho nỗ lực không ngừng

10:00 16/06/2023

Ngày mai (17-6), TP.HCM sẽ tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn thành năm 2023 và họp mặt những tấm gương tiêu biểu phong trào Nghìn việc tốt.

Xắn tay lo bữa ăn, chỗ ở cho thí sinh vùng sâu thi tốt nghiệp ở Đắk Lắk

Xắn tay lo bữa ăn, chỗ ở cho thí sinh vùng sâu thi tốt nghiệp ở Đắk Lắk

11:30 27/06/2023

Đoàn thanh niên và người dân Đắk Lắk chuẩn bị nơi ăn, chốn ở đón hàng trăm thí sinh vùng sâu, vùng xa về thi tốt nghiệp THPT.

Anh em sinh đôi tình nguyện nhập ngũ

Anh em sinh đôi tình nguyện nhập ngũ

10:00 20/02/2024

Gác lại công việc, anh em sinh đôi ở xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tình nguyện viết đơn nhập ngũ vào mùa tuyển quân 2024 này.

Người nước ngoài ở Việt Nam: Du khách đừng bỏ lỡ những nơi này...

Người nước ngoài ở Việt Nam: Du khách đừng bỏ lỡ những nơi này...

09:00 17/03/2024

Với kinh nghiệm nhiều năm sống ở Việt Nam, từng đi du lịch nhiều chỗ, một số người nước ngoài xem Việt Nam là quê hương thứ 2 cho rằng có nhiều nơi trên dải đất hình chữ S này xứng đáng được nổi tiếng hơn nữa để du khách không bỏ lỡ.

Co loi xay ra
Co loi xay ra