Mexico kêu gọi LHQ loại Ecuador khỏi tổ chức để phản đối vụ cảnh sát nước này đột kích đại sứ quán ở Quito.
"Theo hiến chương Liên Hợp Quốc, Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) phải chấp thuận đề nghị khai trừ Ecuador và vấn đề này cũng không thể áp dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an", Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador hôm 11/4 tuyên bố.
Ông López Obrador cũng cho biết Mexico đang yêu cầu Ecuador xin lỗi công khai, bồi thường thiệt hại và cam kết không tái phạm sau vụ đột kích đại sứ quán tuần trước. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ecuador Gabriela Sommerfeld cho biết đất nước của bà sẽ bảo vệ hành động của mình và sẽ không xem xét đưa ra lời xin lỗi Mexico vào thời điểm này.
Mexico trước đó cho cựu phó tổng thống Ecuador Jorge Glas, người đang né lệnh bắt của giới chức sở tại với cáo buộc tham nhũng, trú ẩn trong đại sứ quán ở Quito. Sau khi Mexico chấp thuận yêu cầu tị nạn của ông này, cảnh sát Ecuador hôm 5/4 tiến hành chiến dịch đột kích sứ quán vào ban đêm để bắt và áp giải Glas ra ngoài.
Sau vụ đột kích, Mexico tuyên bố cắt quan hệ với Ecuador và rút toàn bộ nhân viên ngoại giao về nước. Hàng loạt quốc gia ở châu Mỹ, châu Âu và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng chỉ trích hành động của Ecuador, cho rằng điều này vi phạm Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao.
Mexico hôm 11/4 kiện Ecuador lên ICJ, cơ quan tư pháp tối cao của LHQ và là tòa án hàng đầu thế giới giải quyết những khiếu nại pháp lý giữa các quốc gia về cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế. Phán quyết của ICJ mang tính ràng buộc, nhưng cơ quan này không có phương thức đảm bảo thực thi phán quyết.
Điều 6 trong Hiến chương LHQ quy định nếu một quốc gia "vi phạm một cách có hệ thống" các nguyên tắc được nêu trong hiến chương, Đại Hội đồng có thể khai trừ thành viên đó theo kiến nghị của Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, điều khoản này chưa từng được kích hoạt trong lịch sử Liên Hợp Quốc.
Ngọc Ánh (Theo AP/AFP/Reuters)
Hai tên lửa đạn đạo MGM-140 ATACMS do Mỹ sản xuất được cho là đã tấn công vào sân bay quân sự của Trung đoàn trực thăng 39 thuộc Tập đoàn quân cận vệ 4 của Không quân và Phòng không Nga gần thành phố Dzhankoy ở Crimea, đêm 17/4.
Tết Trung Thu là dịp để thiếu nhi Việt Nam nói chung và các bạn nhỏ ở Ai Cập nói riêng hiểu thêm về phong tục của quê hương, đất nước.
Washington khẳng định chưa thay đổi quan điểm cấm Kiev dùng vũ khí tầm xa của Mỹ để tấn công mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
EU đang kiểm toán số lượng vũ khí mà các thành viên chuyển giao cho Ukraine, do một số không hỗ trợ Kiev hết khả năng, theo báo Anh.
Việc trông chờ vào tiêm kích F-16 để ứng phó Nga có thể là sai lầm chiến lược của Ukraine, khi phần lớn phi công vẫn xa lạ với khí tài này.
Giám đốc cơ quan tình báo đối ngoại Nga xác nhận đã thảo luận với lãnh đạo CIA sau vụ Wagner nổi loạn, song chủ yếu bàn về vấn đề Ukraine.
Sau khi tái đắc cử tổng thống Venezuela nhiệm kỳ thứ ba, ông Nicolas Maduro đối mặt với biểu tình lan rộng trong nước và sự phản đối của nhiều quốc gia, trong đó có nhiều nước Mỹ - Latin.
Quân đội Israel được trang bị vượt trội so với Hamas, nhưng vẫn hứng tổn thất lớn trong chiến dịch ở Gaza, do tính chất khó lường của chiến tranh đô thị.
Daniel Martindale, công dân Mỹ nằm vùng tại Ukraine và từng chuyển nhiều thông tin giá trị cho Nga, xuất hiện trong cuộc họp báo ở Moskva.