Chiều 12-5, trên bầu trời TP.HCM xuất hiện những áng mây ngũ sắc tuyệt đẹp. Nhiều người thích thú khoe lên mạng, gọi vui là 'cực quang ở Sài Gòn'.
Khoảng 15h30 - 16h20 chiều nay, những đám mây ngũ sắc tuyệt đẹp xuất hiện trên bầu trời TP.HCM. Sau các lớp mây dày tỏa ra các gam màu xanh, đỏ, vàng, hồng, tía xen lẫn vào nhau. Những lớp màu này hòa trộn vào nhau trông thích mắt và huyền ảo.
Một số thời điểm mây trải dài từ vòm trời đến tận đường chân trời như dải lụa nhiều màu lơ lửng trong không gian.
Ngay lập tức, những hình ảnh này được nhiều người chụp lại chia sẻ lên mạng xã hội với những dòng tâm trạng bày tỏ sự thích thú.
Anh Hoàng, TP Thủ Đức, cho biết vô tình nhìn lên trời thì thấy áng mây lấp lánh. Một lúc sau màu sắc rực rỡ hơn. Ánh sáng pha trộn như cầu vồng nhưng tỏa ra hào quang rất lạ. Đây là lần đầu tiên anh bắt gặp hiện tượng này.
Còn anh Huỳnh Phú Vinh, bí thư Đoàn Trường đại học Công nghiệp, chia sẻ: "Khoảng 16h20 chiều nay, tôi đang ở trường (quận Gò Vấp, TP.HCM) thì thấy bầu trời có nhiều hình ảnh mây lạ với nhiều màu sắc rất đẹp. Tôi vội chụp lại và chia sẻ trong nhóm với bạn bè mình".
Cũng theo anh Vinh, những đám mây ngũ sắc này thay đổi liên tục hình ảnh và màu khác nhau vô cùng kỳ thú trong khoảng 20 phút rồi biến mất.
Trên trang cá nhân nghệ sĩ Hồng Vân cũng đăng ảnh mây ngũ sắc này. "Hổng biết là vụ gì nữa? Mây ngũ sắc đẹp khủng. Có ai thấy như tui không ạ?", nghệ sĩ viết. Bên cạnh ảnh này, nghệ sĩ Hồng Vân còn quay được clip đám mây ngũ sắc, trong đó có nhiều người đang chạy xe máy trên đường đã dừng lại chụp ảnh những đám mây một cách thích thú.
Fanpage Tớ Yêu Thiên Văn Học cũng đăng loạt ảnh chụp mây ngũ sắc lúc 16h40 và nhận được cả ngàn lượt like (thích), cùng cả trăm bình luận và chia sẻ.
Hàng loạt tài khoản trên mạng xã hội Facebook liên tục khoe ảnh "ngay lúc này mây ngũ sắc tuyệt đẹp đang xuất hiện trên bầu trời TP.HCM".
Nhiều cư dân mạng đã gọi vui những đám mây ngũ sắc này là "cực quang ở Sài Gòn", nhắc đến hiện tượng cực quang kỳ ảo do bão mặt trời vừa gây ra ở bán cầu Bắc.
Theo các chuyên gia khí tượng, đây không phải hiện tượng quá hiếm, nhưng không phải lúc nào cũng có thể quan sát được.
Mây ngũ sắc thường xuất hiện khi những đám mây mỏng hoặc vùng rìa mỏng của các đám mây ở khu vực gần nơi có mặt trời. Lúc này mây có chứa nhiều tinh thể băng và các hạt nước rất nhỏ, gây ra sự nhiễu xạ ánh sáng.
Theo bà Lê Thị Xuân Lan - nguyên phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mây ngũ sắc là một hiện tượng gần giống cầu vồng.
"Trong mây có nhiều hơi ẩm, ánh nắng phía sau chiếu xuyên qua hạt nước sẽ tạo nên hiện tượng quang học này. Đây cũng là dấu hiệu của mây dông phát triển, rất có thể sẽ xảy ra mưa thời gian sau đó. Mưa dông kèm theo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác", bà Lan cho biết.
Rạng sáng 30-10 theo giờ Việt Nam, Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ Thần Châu 19, mang theo 3 nhà du hành lên Trạm vũ trụ Thiên cung.
Thời gian gần đây, tỉnh Cao Bằng liên tục xuất hiện những cá thể động vật không phải loài bản địa, khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.
Các phi hành gia với độ tuổi trung bình là 38 sẽ trải qua 6 tháng sinh sống và làm việc trên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc.
Thư viện Quốc hội đăng tải các tài liệu tham khảo dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Chuyên gia kiến nghị nên quy định rõ...
Tại dự thảo liên quan xử lý vi phạm giao thông đang lấy ý kiến, ngoài việc phạt tiền, Bộ Công an cũng đề xuất các trường hợp vi phạm sẽ bị tịch thu xe.
Vụ tai nạn trên đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn tối 10-3 đã dẫn đến tranh luận gay gắt về việc không có đèn đường trong khi xe được chạy tốc độ cao. Nhưng có phải đó là câu chuyện của riêng Việt Nam?
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo Cục Tần số Vô tuyến điện và VNPT sớm trình phương án phóng vệ tinh mới thay thế vệ tinh VINASAT-1 đã hết hạn sử dụng.
Công an phường Hoàng Liệt đang phối hợp cùng cơ quan điều tra - Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội điều tra vụ việc hàng loạt ôtô bị rạch...
Theo Yonhap, đã có sự cố kết nối với các tên miền của Triều Tiên kết thúc bằng '.kp,' chẳng hạn như Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) và tờ báo chính Rodong Sinmun.