Thời gian gần đây, tỉnh Cao Bằng liên tục xuất hiện những cá thể động vật không phải loài bản địa, khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.
Cao Bằng liên tục xuất hiện động vật kỳ lạ
Hình ảnh 2 con lạc đà xuất hiện tại Cao Bằng (Ảnh: Hoàng Bảo). |
Lạc đà có nguồn gốc từ các vùng sa mạc cằn cỗi, thuộc châu Á và Bắc Phi. Trong khi đó, chuột túi là loài động vật bản địa của Úc và New Guinea. Thế nên việc 2 loài vật này "vô tình" có mặt tại một tỉnh của Việt Nam thời gian gần đây đã khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.
Mọi thứ bắt đầu khi thời gian gần đây, cư dân mạng xôn xao trước hình ảnh 2 con lạc đà trưởng thành, khỏe mạnh, đi lại trên đường tại Cao Bằng.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Công an xã Xuân Trường (huyện Bảo Lạc, Cao Bằng) cho biết, 2 con lạc đà kể trên được đồn biên phòng phát hiện cách đây nửa năm tại khu vực biên giới, tuy nhiên tới nay vẫn chưa có người tới nhận.
Trước đó ít lâu, mạng xã hội tại Việt Nam cũng lan truyền một đoạn clip ghi lại hình ảnh sinh vật giống chuột túi, di chuyển dọc theo một tuyến đường thuộc địa phận huyện Thạch An (tỉnh Cao Bằng).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Hoàng Văn Khanh, Chủ tịch UBND xã Đức Long, xác nhận thông tin trên và cho biết, con chuột túi đầu tiên được người dân phát hiện và bắt giữ tối 8/11.
Ba con chuột túi được phát hiện tại xã Đức Long ngày 8-9/11 (Ảnh: Hoàng Bảo). |
Qua giám định loài, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật kết luận 4 cá thể trên có tên khoa học là Notamacropus rufogriseus - loài chuột túi lớp thú, không phân bổ ở Việt Nam. Ngoài ra, đây là loài chuột túi không có tên trong danh mục loài nguy cấp quý hiếm.
Trong khi đó, loài lạc đà vốn dĩ cũng không phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm đặc trưng của Việt Nam.
Được biết, các cá thể chuột túi đều do nhóm buôn lậu vứt lại trên đường vận chuyển trái phép qua biên giới. Còn 2 con lạc đà dù chưa được làm rõ nguồn gốc, nhưng nhiều khả năng cũng với lý do tương tự.
Số phận những con vật bị bỏ rơi sẽ ra sao?
Theo Điều 10 Thông tư số 29/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng, động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp nhà nước, có 5 hình thức xử lý gồm:
Thả lại về môi trường tự nhiên; Cứu hộ; Chuyển giao cho vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành; Bán; Tiêu hủy.
Đối với chuột túi, theo một đại diện của Tổ chức Động vật châu Á (Animals Aisa), không nên thả chúng ra tự nhiên, mà nên đưa về sở thú hoặc vườn thú bán hoang dã (safari) vì chúng mang tính trưng bày.
"Đây là loài có thể sống và sinh sản dễ dàng ở Úc, nhưng không có nghĩa về Việt Nam sẽ sống khỏe", đại diện này chia sẻ. Nguyên nhân là bởi chuột túi không phải loài bản địa, nên không được phép thả về môi trường tự nhiên.
Hiện, toàn bộ 4 cá thể chuột túi đang được nuôi nhốt tại Hạt Kiểm lâm huyện Thạch An. Một số chuyên gia đề xuất tiêu hủy các cá thể chuột túi này, tránh gây nguy hại cho môi trường Việt Nam.
Còn 2 con lạc đà thì đang được đồn biên phòng Xuân Trường tạm nuôi dưỡng, vì chưa có người tới nhận. Hàng ngày, chúng được thả ra ngoài môi trường tự nhiên để ăn cỏ và có người trông coi.
Dẫu vậy, giới chuyên môn cho rằng nhiều khả năng biện pháp tiêu hủy nhân đạo cũng sẽ được tính đến nếu không thể thả chúng về tự nhiên hoặc các cá thể mang dịch bệnh.
Theo danh sách phạt nguội công an các tỉnh công bố đến cuối tháng 3, nhiều người lái xe vi phạm lỗi chạy quá tốc độ.
Theo các nhà khoa học, khoáng chất sulfat tồn tại với các lượng nước khác nhau ở hầu hết các vùng trên sao Hỏa và cho phép chúng ta hiểu cách nước di chuyển quanh hành tinh.
Cục Sở hữu trí tuệ phát động hưởng ứng Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới; Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp về Kinh tế sáng tạo trong âm nhạc.
Sáu 'hố tử thần' xuất hiện ở tỉnh Mae Hong Son, Thái Lan sau trận động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar vừa qua. Tính đến nay, gần 100 dư chấn đã được ghi nhận sau động đất.
Ngày 17.2.2025, Công an tỉnh Bắc Ninh thông báo kết quả phát hiện xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát giao thông và máy đo tốc độ từ 20.1 - 2.2.2025.
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, khi con đường phát triển đã rõ ràng, chỉ cần biết cách làm và quyết tâm làm sẽ thành công.
Trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền trung Myanmar khiến nhiều địa phương ở Việt Nam cảm nhận rung lắc mạnh, tuy nhiên ít có khả năng gây thiệt hại, theo chuyên gia.
Các phi hành gia trở về Trái đất sau sứ mệnh nhiều ngày trong không gian thường được khiêng bằng cáng. Hai phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS cũng không ngoại lệ.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.