Malaysia và triển vọng tạo ra năng lượng từ sóng biển

17:10 09/08/2023

Việc tạo ra năng lượng từ sóng biển hiện nay hoàn toàn phù hợp với cam kết của Malaysia về chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xanh.

Bãi biển tại Malaysia. (Nguồn: 123RF)

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, khi đề cập đến năng lượng tái tạo, các nguồn năng lượng quen thuộc như mặt trời, thủy điện, gió sẽ được nhắc đến đầu tiên tại Malaysia và nhiều quốc gia khác.

Tuy nhiên, tiềm năng năng lượng từ sóng biển tại Malaysia là rất lớn và nước này có thể tận dụng lợi thế đó.

Malaysia có đường bờ biển rộng, dài 4.800km, cung cấp môi trường lý tưởng để khai thác năng lượng từ sóng biển.

Mặc dù các số liệu sản xuất điện có thể khác nhau vào từng thời điểm, tùy thuộc vào đặc điểm sóng hay độ hiệu quả do áp dụng công nghệ, song ước tính các khu vực ven biển ở nước này có thể tạo ra nguồn năng lượng đáng kể, đáp ứng tối đa 4 lần nhu cầu điện quốc gia.

Với những ưu thế từ cơ sở hạ tầng và đội ngũ chuyên gia hiện có, Malaysia có thể tận dụng nguồn tài nguyên tái tạo này, qua đó đóng góp vào mục tiêu chuyển đổi năng lượng, đảm bảo thực hiện được cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính xuống bằng 0.

Thông qua việc tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ mới, Malaysia có thể đa dạng hóa các loại hình năng lượng tái tạo ở trong nước.

Việc tạo ra năng lượng từ sóng biển hiện nay hoàn toàn phù hợp với cam kết của Malaysia về chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xanh.

Trong bối cảnh toàn cầu đang tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững, Malaysia cần tận dụng cơ hội, tiềm năng từ năng lượng sóng biển và kết hợp vào mạng lưới năng lượng quốc gia.

Năng lượng sóng biển được tạo ra nhờ các chuyển động của gió và nước biển.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), về mặt lý thuyết, nguồn năng lượng từ các đợt sóng dọc bờ biển Mỹ có thể đạt tới 2.640 tỷ kwh/năm, tương đương khoảng 64% tổng sản lượng điện nước này trong năm 2021.

Điều này cho thấy năng lượng từ sóng biển đang có những tiềm năng lớn, song chưa được khai thác.

Trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá triển vọng của dạng năng lượng này. Một số tổ chức đã được thành lập nhằm thử nghiệm các bộ chuyển đổi, tạo ra năng lượng như Trung tâm Năng lượng Biển châu Âu (EMEC) có trụ sở tại Scotland.

Địa điểm thử nghiệm PacWave South, nằm ở bờ biển bang Oregon của Mỹ, cũng đã tiến hành nghiên cứu về năng lượng từ sóng biển và thử nghiệm các công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa việc chuyển đổi năng lượng.

Trong khi đó, Viện Hệ thống Năng lượng của Đại học Edinburgh (Scotland) và Khoa Năng lượng Tái tạo của đại học Exeter (Anh) tham gia nghiên cứu công nghệ chuyển đổi và đánh giá khả năng tích hợp năng lượng từ sóng biển vào mạng lưới điện, nhằm khai thác hết hết tiềm năng của dạng năng lượng này.

Mặc dù theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), công suất năng lượng từ sóng biển hiện nay vẫn còn hạn chế, khoảng 2,31 mw vào năm 2020, song điều quan trọng là không được đánh giá thấp tiềm năng của nguồn tài nguyên quý giá này.

Nếu các quốc gia trên thế giới có thể cùng cam kết và tăng cường hỗ trợ đối với việc nghiên cứu chuyển đổi năng lượng từ sóng biển, thì đây sẽ là một nguồn tài nguyên tạo ra năng lượng bền vững, hiệu quả./.

Có thể bạn quan tâm
Loài cây ký sinh kỳ lạ, cau có giống con cú mèo

Loài cây ký sinh kỳ lạ, cau có giống con cú mèo

09:00 23/05/2024

Một bức ảnh tuyệt đẹp về loài thực vật ký sinh đặc biệt, Thismia thaithongiana, đã giành giải vàng ở hạng mục Thực vật và Nấm của Giải thưởng Nhiếp ảnh Thiên nhiên Thế giới 2024. Vì sao loài thực vật này lại có hình dáng kỳ lạ vậy?

Vích gần 100 kg từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ trứng

Vích gần 100 kg từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ trứng

14:30 23/04/2024

Con vích (rùa xanh) nặng gần 100 kg có thẻ đeo của Malaysia đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo đẻ 108 trứng.

Tận thấy những loài động vật hoang dã, nguy cấp ở Vườn Quốc gia Vũ Quang

Tận thấy những loài động vật hoang dã, nguy cấp ở Vườn Quốc gia Vũ Quang

11:30 23/05/2024

Thông qua hệ thống bẫy ảnh, Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã ghi nhận 58 loài động vật quý hiếm, trong đó có 5 loài đặc biệt nguy cấp, đặc hữu của dãy Trường Sơn. Ngành chức năng đang đưa ra các phương án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Đang lái xe đột nhiên gặp động vật, xử lý thế nào?

Đang lái xe đột nhiên gặp động vật, xử lý thế nào?

06:20 25/12/2023

Những vụ tai nạn giao thông liên quan đến động vật lao ra đường xảy ra không ít tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam, không hiếm cảnh trâu, bò, chó, mèo được thả rông ngoài đường, gây nguy hiểm cho các phương tiện khi tham gia giao thông. Chia sẻ về biện pháp xử lý nếu rơi vào tình huống này, ông Nguyễn Duy Chín - một bác tài có thâm niên hơn 20 năm trong nghề lái xe cho biết: Nếu đang di chuyển ở tốc độ trung bình khoảng 60 km/h mà...

Bình Dương vận hành trung tâm điều hành thông minh cấp huyện đầu tiên

Bình Dương vận hành trung tâm điều hành thông minh cấp huyện đầu tiên

16:10 01/12/2023

Ngày 1-12, UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương chính thức đưa Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) vào vận hành.

Choáng ngợp trước sức mạnh của loài cá sấu lớn nhất thế giới

Choáng ngợp trước sức mạnh của loài cá sấu lớn nhất thế giới

18:30 12/05/2023

Loài cá sấu lớn nhất thế giới được mệnh danh là sát thủ đầm lầy với tính tình máu lạnh khiến nhiều người phải khiếp sợ. Đặc biệt, một số loài như cá sấu nước mặn, cá sấu Nile được xem là đối tượng tấn công con mồi rất tàn bạo, luôn giành được phần thắng. Cá sấu Nile Cá sấu Nile là loài cá sấu châu Phi lớn nhất ở thời điểm hiện tại, được biết đến như một động vật ăn thịt người, vừa bị ghét vừa được sùng kính. Thời Ai Cập cổ đại, cá sấu Nile được...

Quá nhiều bài báo khoa học bị rút lại, chính phủ Trung Quốc vào cuộc

Quá nhiều bài báo khoa học bị rút lại, chính phủ Trung Quốc vào cuộc

00:30 15/02/2024

Trong năm 2023, có tới gần 14.000 bài báo khoa học bị rút lại, khoảng 3/4 trong đó liên quan đến đồng tác giả Trung Quốc.

Tham vọng dẫn đầu về 6G của Trung Quốc

Tham vọng dẫn đầu về 6G của Trung Quốc

09:50 11/12/2023

Trong khi 5G còn chưa được triển khai ở nhiều nước, Trung Quốc đã đặt mục tiêu thương mại hóa công nghệ 6G vào năm 2030.

Hàn Quốc muốn thoát Nga trong lĩnh vực vũ trụ

Hàn Quốc muốn thoát Nga trong lĩnh vực vũ trụ

20:30 21/02/2023

Với tham vọng tự chủ việc phóng vệ tinh, Hàn Quốc đang nỗ lực tự phát triển một chương trình tên lửa nội địa trong bối cảnh mối quan hệ đối tác với Nga đang gặp nhiều căng thẳng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra