Mỹ từ thế kỷ 19 chọn ngày thứ ba sau thứ hai đầu tiên của tháng 11 để bầu tổng thống vì đây là thời điểm nông nhàn, và nó được duy trì đến ngày nay.
Vào thứ ba, ngày 5/11 tới đây, hàng triệu người Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu ra tổng thống thứ 47 của đất nước. Việc bỏ phiếu vào thứ ba sau thứ hai đầu tiên của tháng 11 là một truyền thống đã có từ gần 180 năm trước và được duy trì đến ngày nay.
Nguyên nhân chọn ngày này xuất phát từ bối cảnh nông nghiệp của Mỹ thế kỷ 19, khi hầu hết cử tri Mỹ là nông dân và sống xa nơi bỏ phiếu. Họ thường phải mất ít nhất một ngày để đến điểm bầu cử, nên các nhà lập pháp cần phải dành ít nhất hai ngày để cử tri di chuyển.
Do vậy, tổ chức bầu cử vào hai ngày cuối tuần là bất hợp lý, vì hầu hết người Mỹ đi nhà thờ vào chủ nhật, còn thứ 4 là ngày họp chợ của nông dân. Vì vậy, thứ ba là ngày thuận tiện nhất trong tuần để tổ chức bầu cử.
Tháng 11 được chọn vì đây là tháng nông nhàn. Nếu tổ chức bầu cử vào mùa xuân và đầu mùa hè sẽ trùng với mùa gieo hạt, còn mùa thu hoạch diễn ra vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Vì vậy, tháng 11, thời điểm cuối thu sau khi nông dân đã thu hoạch xong và trước khi đón mùa đông khắc nghiệt, là lựa chọn tốt nhất để họ đi bầu tổng thống.
Các nhà lập pháp Mỹ chọn ngày thứ ba sau ngày thứ hai đầu tiên của tháng 11 để tránh cuộc bầu cử rơi vào ngày 1/11, ngày Lễ các Thánh và ngày mà các thương lái tổng kết doanh thu, công việc từ tháng trước.
Thời điểm bầu cử như vậy rất phù hợp cho các nông dân Mỹ và đã được thực hiện trong gần hai thế kỷ. Tuy nhiên, nước Mỹ hiện nay đã rất khác so với thế kỷ 19 và nhiều người cho rằng đi bỏ phiếu vào ngày thường gây khó khăn cho họ do vướng lịch làm việc.
Người Mỹ từng thảo luận về khả năng chuyển ngày bầu cử sang cuối tuần hoặc biến nó thành ngày lễ liên bang để tăng cơ hội đi bỏ phiếu cho tất cả cử tri.
Nghị sĩ đảng Dân chủ Steve Israel hồi năm 2009 đề xuất thay đổi ngày bầu cử để phù hợp hơn với bối cảnh hiện đại. Theo ông, việc tổ chức bầu cử vào ngày làm việc là một trong những lý do khiến số người đi bỏ phiếu giảm đi.
Ông từng trình một dự luật để chuyển ngày bầu cử sang cuối tuần, nhưng nó không được thông qua với lý do về hậu cần như khó khăn trong việc đảm bảo thiết bị và thuê nhân viên.
Vài bang như Delaware, Hawaii, Kentucky quy định ngày bầu cử là ngày nghỉ lễ. Một số bang khác quy định người lao động được phép nghỉ làm để đi bỏ phiếu mà vẫn được trả lương. Nhiều chính trị gia đã vận động để ngày bầu cử trở thành ngày nghỉ lễ liên bang, song chưa được thông qua.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây về bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 cho thấy cuộc đua giữa ứng viên đảng Dân chủ, Phó tổng thống Kamala Harris, và đối thủ đảng Cộng hòa, cựu tổng thống Donald Trump, sẽ rất gay cấn.
Theo kết quả cuộc khảo sát cuối cùng của New York Times và Đại học Siena cho mùa bầu cử năm nay được công bố hôm 25/10, Phó tổng thống Kamala Harris và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đều giành được 48% tỷ lệ phiếu phổ thông. Đây được coi là tỷ lệ sít sao nhất trong lịch sử bầu cử thời hiện đại của Mỹ, khiến cuộc đua càng trở nên khó lường.
Vũ Hoàng (Theo History, Reuters)
Anh cam kết đưa hoạt động ứng phó với biến đổi khí hâu và thiên nhiên vào trọng tâm chính sách đối ngoại và sẽ bổ nhiệm các vị trí đặc phái viên về hai lĩnh vực này.
Theo 4 nguồn thạo tin, Philippines đã tiến hành gia cố đáng kể tàu hải quân BRP Sierra Madre có từ thời Thế chiến Thứ II mắc cạn ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp, đủ để duy trì tiền đồn này trong ít nhất một thập kỷ tới.
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen và sáng kiến hòa bình châu Phi về Ukraine là chủ đề thảo luận trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ngày 15/7.
Truyền thông Nga công bố video tiêm kích MiG-29 Ukraine bốc cháy và lao xuống đất sau khi trúng tên lửa trên vùng trời tỉnh Donetsk.
Moskva cảnh báo Washington đối mặt 'hậu quả tai hại' do tính toán sai lầm nếu phớt lờ cảnh báo về việc cho phép Ukraine dùng vũ khí Mỹ tấn công lãnh thổ Nga.
Nổ liên tiếp ở Kabul, Afghanistan, Mỹ bất đồng Israel về kế hoạch Gaza “hậu Hamas”, Hezbollah có thể tấn công bên trong nước Mỹ, Israel phá âm mưu khủng bố liên quan đến IS… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Tình trạng mưa lớn liên tục khiến hạ tầng đường sá ở Hàn Quốc hư hại nặng, trong khi Nhật Bản phải sơ tán gần 45.000 dân để phòng sạt lở.
Lầu Năm Góc cho biết quân đội Mỹ đã bắt đầu xây cầu tàu ở bờ biển Gaza nhằm tăng tốc dòng viện trợ nhân đạo vào khu vực này.
Nhóm nổi dậy Liên minh Quốc gia Karen tuyên bố đẩy lùi quân đội Myanmar khỏi Myawaddy, thị trấn biên giới giáp Thái Lan.