Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen và sáng kiến hòa bình châu Phi về Ukraine là chủ đề thảo luận trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ngày 15/7.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa điện đàm. (Nguồn: Daily Maverick) |
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa dự kiến gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi tại St Petersburg vào cuối tháng Bảy. (Nguồn: Daily Maverick) |
Theo Điện Kremlin, đối với thỏa thuận ngũ cốc vốn sẽ hết hạn vào ngày 17/7, Tổng thống Putin nhắc lại rằng các cam kết loại bỏ trở ngại đối với xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga vẫn chưa được hoàn thành.
Moscow đã nhiều lần tuyên bố rằng vì lý do này, họ thấy không có cơ sở để gia hạn thỏa thuận được ký kết một năm trước, cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng Biển Đen bất chấp xung đột với Nga.
Điện Kremlin cho biết, ông Putin và ông Ramaphosa sẽ tổ chức các cuộc đàm phán song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi tại St Petersburg vào cuối tháng này.
Hội nghị thượng đỉnh sẽ tiếp tục thảo luận về sáng kiến hòa bình châu Phi trong cuộc xung đột ở Ukraine, kế hoạch mà ông Ramaphosa và lãnh đạo của 6 quốc gia châu Phi khác trình bày với ông Putin vào tháng trước, song chưa có dấu hiệu tạo được sức hút.
Hiện vẫn chưa rõ ông Putin có thể tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) lần thứ 15 tại Johannesburg từ ngày 22-24/8 hay không. Nguyên nhân là Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga hồi tháng Ba.
Lệnh này có nghĩa là các quốc gia thành viên của ICC, trong đó có Nam Phi, có nghĩa vụ tuân thủ nếu ông Putin đặt chân lên lãnh thổ của họ. Vào thời điểm đó, Nga cho biết lệnh này là "thái quá" và vô hiệu về mặt pháp lý vì Nga không phải là thành viên ICC.
Điện Kremlin vẫn chưa công bố về việc liệu ông Putin có ý định tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng tới hay không. Theo tuyên bố hôm 15/7, Tổng thống Ramaphosa đã thông báo cho người đồng cấp Nga về việc chuẩn bị cho sự kiện này, nhưng không đưa ra chi tiết về cuộc trao đổi.
Trước đó, có thông tin trên báo chí đề xuất rằng Hội nghị thượng đỉnh có thể được chuyển đến Trung Quốc hoặc tổ chức trực tuyến để tránh Pretoria bị đặt vào tình thế khó xử này.
Trong bối cảnh đang có những đồn đoán như vậy, Tổng thống Cyril Ramaphosa hôm 13/7 cho biết, Hội nghị thượng đỉnh BRICS sẽ diễn ra theo hình thức trực tiếp.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ngày 10/1 đã bỏ phiếu bầu Đại sứ Omar Zniber, Đại diện thường trực của phái đoàn Morocco tại Văn phòng LHQ ở Geneva, làm Chủ tịch của cơ quan này trong năm 2024.
Điện Kremlin tuyên bố hội nghị hòa bình Ukraine tại Thụy Sĩ không mang lại kết quả nào, khi không có sự tham gia của Nga.
Theo thông tin từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản, cho đến nay, chưa ghi nhận thông tin về thương vong của người Việt do trận động đất gây ra.
Chiều 29/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Đại sứ Thái Lan Urawadee Sriphiromya đến chào xã giao.
Ngày 26-7, Cục Địa chấn Trung Quốc (CEA) thông báo nước này đã hoàn thành 'Dự án quốc gia về cảnh báo sớm động đất' - mạng lưới cảnh báo sớm động đất lớn nhất trên thế giới.
Quân đội Israel nói Hezbollah đã phóng hơn 100 quả đạn về phía lãnh thổ nước này, trong khi dân quân Iraq cũng tập kích Israel bằng tên lửa và UAV.
Lực lượng Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa, UAV có thể gây ra mối đe dọa lớn với tàu hàng quốc tế cũng như chiến hạm Mỹ ở Biển Đỏ.
Các xạ thủ Mật vụ Mỹ đã được bố trí đầy đủ nhằm ngăn chặn tình huống ông Trump bị ám sát từ xa, song lại bỏ qua tòa nhà cao tầng ngay gần nơi ông Trump phát biểu.
Trên thực tế, Hội nghị Geneva năm 1954 là do bốn cường quốc: Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô triệu tập và quá trình thương lượng lại bị chi phối bởi ngoại giao các nước lớn kể cả Trung Quốc và mỗi bên đều muốn tận dụng hội nghị nhằm phục vụ ý đồ, lợi ích riêng của mình.