Lầu Năm Góc cho biết quân đội Mỹ đã bắt đầu xây cầu tàu ở bờ biển Gaza nhằm tăng tốc dòng viện trợ nhân đạo vào khu vực này.
"Tôi có thể xác nhận các tàu quân sự của Mỹ, trong đó có USNS Benavidez, đã bắt đầu xây cầu tàu tạm thời và đường đắp dẫn trên bờ biển", người phát ngôn Lầu Năm Góc, thiếu tướng Patrick Ryder, nói trong cuộc họp báo ngày 25/4. Cầu tàu sẽ đi vào hoạt động từ tháng 5.
Theo ảnh vệ tinh, cầu tàu dường như được gấp rút thi công hai tuần qua. Cầu tàu nằm ở tây nam Gaza City, nơi từng là khu vực đông dân nhất của vùng lãnh thổ này trước khi Israel mở chiến dịch đáp trả Hamas khiến hơn một triệu người phải sơ tán.
Cầu tàu ban đầu sẽ tiếp nhận 90 xe tải mỗi ngày, nhưng con số đó có thể lên tới 150 khi nó đi vào hoạt động chính thức. Liên Hợp Quốc tuần này cho biết số lượng xe tải chở hàng viện trợ vào Gaza trong tháng 4 là 200 chiếc mỗi ngày và đạt đỉnh hôm 22/4 với 316 chiếc.
Quan chức giấu tên Mỹ cho biết khoảng 1.000 lính Mỹ sẽ hỗ trợ hoạt động của cầu tàu, bao gồm cả các đơn vị phối hợp ở Cyprus và Israel. Bên thứ ba sẽ lái xe tải xuống cầu tàu để nhận hàng viện trợ.
Hàng viện trợ phải được Israel kiểm tra tại Cyprus trước khi được chuyển đến Gaza. Theo quan chức Mỹ giấu tên, xe tải chở hàng viện trợ từ cầu tàu sẽ phải đi qua các trạm kiểm soát của Israel trên đất liền ở Gaza, do Tel Aviv muốn ngăn chúng đến tay Hamas.
Các trạm kiểm soát như vậy đặt ra lo ngại hàng viện trợ có thể bị chậm trễ ngay cả sau khi vào bờ. Liên Hợp Quốc từ lâu đã phàn nàn về những trở ngại trong việc tiếp nhận và phân phối viện trợ trên khắp Gaza.
Quân đội Israel cho biết họ sẽ hỗ trợ an ninh và hậu cần cho cầu tàu này. Theo đó, lữ đoàn gồm hàng nghìn binh sĩ Israel, cùng với tàu hải quân và lực lượng không quân Israel sẽ bảo đảm an ninh khi quân đội Mỹ xây cầu tàu.
Tuy nhiên, truyền thông Israel cho biết một số quả đạn cối đã được bắn từ phía Gaza vào công trình xây dựng cầu tàu, khiến một số máy móc thi công bị hư hại và một người bị thương nhẹ.
Ryder cho biết vụ tấn công bằng đạn cối gây thiệt hại không đáng kể ở khu vực xây dựng cầu tàu. Mỹ vẫn chưa bắt đầu chuyển bất cứ thứ gì đến khu vực đó và cũng không có binh sĩ Mỹ trên mặt đất. Tổng thống Mỹ Biden Biden đã lệnh cho lực lượng Mỹ không được đặt chân lên bờ biển Gaza ngay cả khi xây xong cầu tàu.
Tổng thống Biden công bố kế hoạch xây cầu tàu hồi tháng 3, khi các quan chức kêu gọi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa hàng cứu trợ vào Gaza thông qua các tuyến đường bộ. Chiến dịch quân sự kéo dài 6 tháng qua của Israel đã tàn phá Dải Gaza và khiến 2,3 triệu người dân ở đây rơi vào thảm họa nhân đạo.
Phó giám đốc chương trình lương thực Liên Hợp Quốc hôm 25/4 cho biết khu vực bắc Gaza vẫn đối mặt nguy cơ nạn đói, đồng thời kêu gọi tăng cường viện trợ.
Huyền Lê (Theo AP, Reuters)
Kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Triều Tiên, Chủ tịch Tập Cận Bình có điện mừng, nhấn mạnh mong muốn tăng cường quan hệ đồng minh.
Chủ mưu vụ ám sát ông Haniyeh có thể đã lợi dụng lỗ hổng an ninh để cài bom từ trước trong tòa nhà tại Tehran, rồi kích nổ từ xa khi thủ lĩnh Hamas đến nơi.
Trận chiến của Nga với Các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) ở tỉnh Kursk có thể là giai đoạn cuối của chiến dịch quân sự đặc biệt, được phát động từ tháng 2/2022.
Ngày 19/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Moscow sẽ cấp cho Havana 2 khoản tín dụng để mua các sản phẩm dầu mỏ và thực phẩm.
Tổng thống Nga, ông Putin, cảnh báo Matxcơva sẽ không ngồi yên nếu phương Tây bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ chính của nước này.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các phái đoàn quân sự đến từ 83 quốc gia bắt đầu tham gia diễn đàn kỹ thuật-quân sự quốc tế Army 2024, diễn ra từ ngày 12-14/8.
Tình nguyện viên Stefan dùng dao bỏ túi tự cắt tay sau khi bị gấu cắn tại một cơ sở bảo tồn động vật hoang dã ở Chiang Mai.
Tổng thống Macron đang tích cực thúc đẩy ý tưởng triển khai sĩ quan huấn luyện tới Ukraine, song động thái này có thể khiến Pháp đối mặt nhiều vấn đề.
Khi nói tới ngoại giao, dù là hợp tác hay đấu tranh thì đích cuối cùng là bảo vệ được lợi ích quốc gia dân tộc thông qua tăng cường hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau và cùng tìm ra giải pháp để giải quyết những khác biệt, bất đồng, tranh chấp. Trong quá trình đó, tâm công là yếu tố không thể thiếu và ngoại giao văn hóa chính là tiếng nói của trái tim hướng tới lòng người.