Nước lũ nhấn chìm các khu dân cư tại vùng trũng ở thủ đô Kathmandu của Nepal sau loạt trận mưa dữ dội, khiến ít nhất 101 người thiệt mạng.
Nhiều khu vực ở miền đông và miền trung Nepal bị ngập từ ngày 27/9, lũ quét xuất hiện trên một số con sông và nhiều tuyến đường bị hư hại nặng. Cơ quan khí tượng Nepal ngày 28/9 cho biết thung lũng Kathmandu ghi nhận lượng mưa 240 mm trong 24 giờ, mức cao nhất kể từ năm 1970.
Sông Bagmati và các nhánh chảy qua thủ đô Kathmandu tràn bờ, nhấn chìm nhiều ngôi nhà và phương tiện trong khu vực. Nhiều người phải lội qua những vùng nước ngập sâu tới ngực để tới nơi cao hơn.
"101 người thiệt mạng và 64 người mất tích vì lũ lụt", phát ngôn viên cảnh sát Nepal Dan Bahadur Karki hôm nay thông báo. "Chúng tôi đang tiếp tục tìm kiếm cứu nạn ở những khu vực bị ảnh hưởng, số người chết có thể tiếp tục tăng lên".
Nepal điều hơn 3.000 nhân viên an ninh cùng trực thăng và xuồng máy tham gia cứu hộ, gần 3.300 người được giải cứu tính đến ngày 29/9. Các đội cứu hộ còn sử dụng bè để đưa những người sống sót đến nơi an toàn.
Lở đất khiến một số tuyến đường nối Kathmandu với khu vực còn lại của Nepal bị tắc nghẽn, làm hàng trăm người mắc kẹt. "Khoảng 8 địa điểm bị lở đất chặn lại", sĩ quan cảnh sát giao thông Bishwaraj Khadka cho biết.
Mưa lớn ngày 27/9 khiến hơn 150 chuyến bay khởi hành từ Kathmandu bị hủy. Các chuyến bay nội địa từ sân bay quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu hiện đã được nối lại.
Gió mùa vào tháng 6-9 hàng năm mang đến mưa lớn cho Nam Á, chiếm 70-80% lượng mưa trong năm của khu vực, gây ra nhiều trận lũ lụt và lở đất. Các chuyên gia cảnh báo biến đổi khí hậu đang làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của chúng.
Hơn 260 người thiệt mạng tại Nepal trong các thảm họa liên quan đến mưa lũ năm nay. Một trận lở đất xảy ra trên tuyến đường qua huyện Chitwan của Nepal hồi tháng 7 đẩy hai xe buýt chở tổng cộng 59 hành khách xuống sông. Ba người thoát chết, giới chức Nepal chỉ tìm thấy 20 thi thể.
Nguyễn Tiến (Theo AFP, Reuters)
Đại sứ Nga tại Mỹ chỉ rõ sự thất bại trong chính sách hạn chế của Washington, tình báo Anh nói Nga có thể thay quân ở Zaporizhzhia, Ukraine công bố tổng số binh sĩ của Nga thiệt mạng trong cuộc xung đột... là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Nga-Ukraine.
Hai người thiệt mạng và hai người khác bị thương trong một vụ tấn công khủng bố bằng dao gần Tel Aviv ở Israel, ngày 4-8.
Ngày 13/1, cơ quan quản lý nhà tù SNAI của Ecuador thông báo hơn 40 nhân viên trại giam bị tù nhân bắt làm con tin đã được trả tự do, trong bối cảnh quốc gia này đang phải chật vật đối phó với thực trạng bạo lực băng đảng tàn bạo.
Tổng thống Biden khẳng định Mỹ sẽ không điều quân đến Ukraine, đồng thời ca ngợi sự vững mạnh của NATO.
Ngoại trưởng Lavrov nói rằng Nga đã chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp phương Tây muốn 'giải quyết xung đột Ukraine trên chiến trường'.
Một cảnh sát trưởng ở vùng nông thôn Kentucky bị bắt ngày 19-9, với cáo buộc bắn chết thẩm phán sau cuộc tranh cãi bên trong tòa án.
Thủ tướng Fiala thông báo Czech quyên góp đủ tiền mua 300.000 quả đạn pháo cho Ukraine, thay vì 800.000 quả như Tổng thống Pavel tuyên bố trước đó.
Triều Tiên đóng cửa đại sứ quán ở Senegal và Guinea, sau khi dừng hoạt động một loạt cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.
Trung tâm thủ đô Moscow của Nga xảy ra cháy lớn tại tòa nhà Izvestia Hall trên Quảng trường Pushkin, với diện tích bị hỏa hoạn là 1.500m2.