Thanh Hóa - Dù đã có quyết định yêu cầu tháo dỡ các hạng mục xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp của các trang trại kiểu biệt phủ ở thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa). Tuy nhiên, sau nhiều tháng, các chủ trang trại này vẫn không chấp hành, thậm chí tiếp tục ngang nhiên thách thức pháp luật, dư luận.
Vi phạm nhưng chưa thao dỡ
Liên quan đến việc nhiều trang trại quy mô lớn (tựa như biệt phủ, khu nghỉ dưỡng), xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp (ở thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa), đến nay, sau nhiều tháng UBND thị xã Bỉm Sơn ban hành quyết định yêu cầu tháo dỡ, nhưng các hộ dân này chưa tiến hành tháo dỡ các hạng mục công trình xây dựng trái phép.
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Xuân Lâm - Chủ tịch UBND phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn cho biết, sau khi UBND thị xã Bỉm Sơn ban hành quyết định buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với những công trình vi phạm (vào tháng 11.2022) đối với 3 hộ dân xây dựng nhiều hạng mục trái phép trên đất nông nghiệp. Đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 1 hộ dân thực hiện việc tháo dỡ.
Cụ thể, gia đình bà Phạm Thị Thành (chồng tên là Giáo), trú ở khu phố 2, phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn đã tiến hành tháo dỡ những hạng mục xây dựng trái phép (dịp cuối tháng 11.2022).
Còn lại 2 hộ gia đình gồm bà Hứa Thị Gấm và bà Phạm Thị Hoài Thanh (cùng trú tại khu phố 3, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn) chưa chấp hành tháo dỡ theo quyết định buộc tháo dỡ của Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn.
Cũng theo đại diện phường Phú Sơn, đối với 2 hộ dân trên, sau khi có quyết định buộc tháo dỡ của thị xã, phường đã nhiều lần xuống gia đình kiểm tra, yêu cầu các hộ dân này chấp hành việc tháo dỡ công trình vi phạm.
Tuy nhiên đến nay, cả 2 hộ này vẫn chưa chấp hành tháo dỡ và có đơn xin gia hạn tháo dỡ.
“Lý do cả 2 hộ dân đưa ra là, thời gian cuối năm gia đình đầu tư nhiều vào các sản phẩm nông nghiệp, phục vụ bán Tết Nguyên đán, nên cần có chỗ để chứa thức ăn vật nuôi và chỗ nghỉ tạm cho người làm thuê. Đến hiện tại, sự việc cũng chỉ mới dừng lại tại đó” - đại diện phường Phú Sơn thông tin.
Công trình khủng nhưng chỉ sai phạm nhỏ
Trước đó, như Báo Lao Động đã có nhiều bài phản ánh, liên quan đến hàng loạt trang trại quy mô lớn, xây dựng công trình, nhà cửa kiên cố trái phép trên đất nông nghiệp (ở phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa).
Sau đó, tháng 11.2022 UBND thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã ban hành các quyết định buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với những công trình vi phạm.
Tuy nhiên, theo nội dung trong quyết định cho thấy, việc khắc phục hậu quả các công trình vi phạm lại rất nhỏ, vì số diện tích vi phạm được chỉ ra chỉ từ hơn 40 m2 đến hơn 70 m2 và các hộ vi phạm chỉ phải tháo dỡ vài hạng mục nho nhỏ.
Trong khi đó, những công trình vi phạm có diện tích hàng chục nghìn mét vuông, bề thế và không khác gì các biệt phủ, nhà vườn.
Cụ thể, UBND thị xã Bỉm Sơn ban hành các quyết định, buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với 3 hộ dân gồm: Hộ bà Phạm Thị Thành (trú tại khu phố 2, phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn); hộ bà Hứa Thị Gấm (trú tại khu phố 3, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn); hộ bà Phạm Thị Hoài Thanh (trú tại khu phố 3, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn).
Đối với hộ bà Phạm Thị Thành, có hành vi vi phạm khi tự ý chuyển đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản (ở xứ đồng Gừng, phường Phú Sơn) sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị (để xây dựng nhà kho, với diện tích xây dựng hơn 41 m2).
Đối với hộ bà Hứa Thị Gấm có hành vi vi phạm khi tự ý chuyển đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản (ở xứ đồng Cổng Ấp Dưới, phường Phú Sơn) sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị (để xây dựng nhà kho và bếp nấu, với diện tích 46 m2).
Còn đối với hộ bà Phạm Thị Hoài Thanh, có hành vi vi phạm khi tự ý chuyển đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản (ở xứ đồng Gừng, phường Phú Sơn) sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị (để xây dựng nhà kho, với diện tích hơn 70 m2).
Cũng theo quyết định của UBND thị xã Bỉm Sơn, với 3 hộ dân vi phạm nêu trên, sẽ không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, lý do hết thời hạn ra Quyết định xử phạt.
Về biện pháp khắc phục, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Về việc vì sao công trình xây dựng sai phép với quy mô lớn, tồn tại trong nhiều năm, nhưng khi kiểm tra lại chỉ “lác đác” vài hạng mục vi phạm, đại diện lãnh đạo phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn cho rằng, do các hộ trên tiến hành xây dựng, có những hạng mục được xây trước năm 2014, có những hạng mục xây sau năm 2014.
Trong khi đó, theo Công văn số 12233 của UBND tỉnh Thanh Hóa, đối với những hộ tiến hành xây dựng trước năm 2014 thì tỉnh cho tạm dừng, còn những hộ xây sau năm 2014 thì buộc phải tháo dỡ.
Vậy nên, chính quyền địa phương chỉ yêu cầu tháo dỡ các hạng mục xây sau năm 2014.
Liên quan đến việc chính quyền phường Phú Sơn và thị xã Bỉm Sơn xác định nhiều công trình, hạng mục, nhà ở của các hộ dân trên được xây dựng trước năm 2014, nên chỉ tạm dừng, giữ nguyên hiện trạng và không phải buộc tháo dỡ. Nhưng theo tìm hiểu của Lao Động trong nhiều ngày, nhiều hộ dân sống gần khu vực các trang trại trên đều khẳng định: Các trang trai mới được xây dựng cách đây chừng 5 năm (vào cuối năm 2018, đầu năm 2019), không có chuyện các công trình trên được xây dựng trước năm 2014.
Cũng theo tìm hiểu, chủ các khu trang trại trên, đa phần đều là các doanh nghiệp, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
Việt Nam kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển ma túy, không phân biệt người vi phạm là công dân Việt Nam hay nước ngoài.
Nhiều người dân bức xúc khi phát hiện công trình giống nhà ở ngang nhiên ‘mọc’ trên đỉnh núi Điện Tiên, phường Dương Đông, TP Phú Quốc.
Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP Hà Nội đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với với Nguyễn Chí Tuyến (SN 1974, trú tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội) và Nguyễn Vũ Bình (SN 1968, trú tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội).
Giám đốc CIA Mỹ nhấn mạnh phương Tây không nên cảm thấy bị đe dọa bởi những lời dọa dẫm từ Matxcơva.
Cơ quan công an vừa khám phá, bắt giữ nhiều nhóm cá độ bóng đá ăn tiền mùa Euro 2024 ở quận Tân Phú, TPHCM.
Ngày 16-12, Hồng y Angelo Becciu (75 tuổi), người được cho là Hồng y đầu tiên phải đứng trước tòa hình sự Vatican, bị tuyên phạt 5,5 năm tù giam vì tội tham ô và lừa đảo.
Đồng Nai - Tối 28.7, tại gác chắn đường sắt trên đường Phạm Văn Thuận (TP Biên Hòa), tàu hỏa va chạm trực diện với xe bán tải khiến 2...
Liên quan vụ chủ cửa hàng xe máy ở huyện Hóc Môn (TPHCM) “hô biến” gần 4.000 xe gian để thu lợi gần 15 tỷ đồng, cơ quan công an truy nã 2 bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Tòa đánh giá cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết là chủ mưu, hưởng lợi phần lớn số tiền gây thiệt hại 4.300 tỷ đồng nên phải chịu mức án nặng nhất trong 50 bị cáo - 21 năm tù.