Loài giun 1 mm giúp hai nhà khoa học đoạt Nobel Y sinh 2024

09:00 08/10/2024

Từ loài giun tròn C. elegans dài 1 mm, hai nhà khoa học Victor Ambros và Gary Ruvkun đã phát hiện microRNA và khám phá ra cơ chế điều hòa gene mới.

Theo tuyên bố của Hội đồng Nobel, giải Nobel Y sinh năm 2024 vinh danh khám phá về cơ chế điều hòa gene quan trọng trong tế bào. Chủ nhân giải thưởng danh giá là hai nhà khoa học Victor Ambros và Gary Ruvkun cho công trình phát hiện microRNA (RNA siêu nhỏ), cơ chế điều hòa gene mới ở giun tròn C. elegans.

Chuyên gia giải thích, thông tin di truyền từ DNA được phiên mã thành RNA thông tin (mRNA), sau đó được dịch mã để tạo ra protein theo hướng dẫn di truyền.

Từ giữa thế kỷ 20, nhiều khám phá khoa học cơ bản đã giải thích cách thức hoạt động của quá trình này. Theo các nhà khoa học, cơ quan và mô của con người gồm nhiều loại tế bào, tất cả đều có thông tin di truyền giống hệt nhau được lưu trữ trong DNA. Tuy nhiên, các tế bào này biểu hiện các nhóm protein khác nhau.

Câu hỏi đặt ra là sự khác nhau này từ đâu mà có? Câu trả lời nằm ở sự điều hòa của gene, đảm bảo chỉ có nhóm gene chính xác mới hoạt động được trong từng loại tế bào cụ thể. Điều này cho phép tế bào như cơ, ruột và các loại tế bào thần kinh khác nhau thực hiện chức năng chuyên biệt của chúng. Ngoài ra, hoạt động của gene phải được tinh chỉnh liên tục để thích ứng với các điều kiện thay đổi trong cơ thể và môi trường.

Quá trình điều hòa gene gặp trục trặc có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như ung thư, tiểu đường hoặc bệnh tự miễn. Do đó, việc tìm hiểu về quy định hoạt động của gene là mục tiêu quan trọng trong nhiều thập kỷ. Đây cũng là lý do đóng góp của Ambros và Ruvkun nhận được giải Nobel danh giá.

Tất cả bắt đầu từ con giun nhỏ

Vào những năm 1960, các nhà khoa học đã chứng minh rằng protein chuyên biệt, được gọi là yếu tố phiên mã, có thể liên kết với các vùng cụ thể trong DNA và kiểm soát dòng thông tin di truyền. Kể từ đó, hàng nghìn yếu tố phiên mã đã được xác định.

Trong một thời gian dài, giới khoa học tin rằng họ đã hiểu hết về nguyên lý điều hòa gene. Tuy nhiên, năm 1993, Ambros và Ruvkun công bố những phát hiện bất ngờ, mô tả 4 cấp độ điều hòa gene mới, có ý nghĩa lớn, được bảo tồn trong suốt quá trình tiến hóa.

Họ bắt đầu công trình của mình vào cuối những năm 1980, khi còn đang là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại phòng thí nghiệm của Robert Horvitz, người từng đoạt giải Nobel năm 2002.

Tại đây, họ đã nghiên cứu loài giun tròn C. elegans dài 1 mm. Dù kích thước nhỏ, C. elegans sở hữu nhiều loại tế bào chuyên biệt như tế bào thần kinh và tế bào cơ, cũng được tìm thấy ở các loài động vật lớn hơn, phức tạp hơn. Vì vậy, con giun nhỏ trở thành mô hình hữu ích để nghiên cứu cách mô phát triển và trưởng thành trong sinh vật đa bào.

Ambros và Ruvkun chú trọng vào các gene kiểm soát thời điểm kích hoạt các chương trình di truyền khác nhau, đảm bảo các loại tế bào khác nhau phát triển đúng thời điểm. Họ nghiên cứu hai chủng giun đột biến, lin-4 và lin-14, với mong muốn xác định các gene bị đột biến và tìm hiểu chức năng của chúng.

Kết thúc chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ, Ambros thành công phân tích đột biến của giun lin-4 trong phòng thí nghiệm. Ông lập được bản đồ cho phép nhân bản gene, và bất ngờ phát hiện gene của giun lin-4 tạo ra một phân tử RNA ngắn bất thường, thiếu mã để tạo protein.

Cùng lúc đó, Ruvkun nghiên cứu quy định của gene lin-14. Ông chỉ ra rằng gene của giun lin-4 có thể ức chế việc sản xuất mRNA từ lin-14. Điều này khác với các hiểu biết lúc bấy giờ về việc điều hòa gene. Như vậy, Ruvkun khám phá được nguyên tắc mới về điều hòa gene, qua trung gian của loại RNA chưa từng được biết đến trước đây, microRNA. Kết quả đã này được công bố năm 1993 trên hai bài báo trên tạp chí Cell.

Phát hiện lớn về micronRNA

Ban đầu, nghiên cứu gần như không được cộng đồng khoa học chú ý. Dù kết quả rất thú vị, nhiều người cho rằng cơ chế điều hòa gene bất thường là đặc thù của giun C. elegans, có thể không liên quan đến con người và các loài động vật phức tạp hơn.

Tuy nhiên, quan điểm đó đã thay đổi vào năm 2000, Ruvkun và các cộng sự phát hiện thêm một microRNA khác, hiện diện trong toàn bộ giới động vật, kể cả con người. Báo cáo tạo tiếng vang lớn trong những năm tiếp theo. Kể từ đây, hàng trăm microRNA khác nhau được xác định.

Ngày nay, giới khoa học biết rằng có hơn 1.000 gene cho các microRNA khác nhau ở người và việc điều hòa gene bằng microRNA là phổ biến ở sinh vật đa bào. Cơ chế này là nền tảng khiến các sinh vật tiến hóa ngày càng phức tạp.

Nghiên cứu di truyền cho thấy tế bào và mô không phát triển bình thường nếu không có microRNA. Những bất thường trong microRNA có thể dẫn đến ung thư, mất thính lực bẩm sinh, rối loạn mắt và xương.

Như vậy, khám phá quan trọng của Ambros và Ruvkun ở loài giun nhỏ C. elegans tiết lộ một khía cạnh mới của điều hòa gene, thiết yếu cho tất cả các dạng sống phức tạp.

Thục Linh (Theo Nobel)

Có thể bạn quan tâm
5 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo bệnh tim

5 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo bệnh tim

08:40 05/01/2024

Bác sĩ cảnh báo nếu đôi chân bị sưng phù, ngón chân xanh, gan bàn chân có các đốm nâu hay đỏ... thì bạn rất có thể đang gặp vấn đề về tim.

Học ngoại ngữ: Từ 'không hiểu gì' đến tốt nghiệp thủ khoa

Học ngoại ngữ: Từ 'không hiểu gì' đến tốt nghiệp thủ khoa

09:50 01/10/2024

Hội trại Thanh niên Việt Nam: Làm chủ ngoại ngữ - bản lĩnh hội nhập 2024 với hơn 100 đại biểu trẻ cả nước vừa kết thúc cuối tuần qua tại TP.HCM.

Trang nghiêm Lễ tế tổ Bách nghệ và Lễ rước tôn vinh nghề truyền thống Việt

Trang nghiêm Lễ tế tổ Bách nghệ và Lễ rước tôn vinh nghề truyền thống Việt

01:00 06/05/2023

HUẾ - Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2023, chiều tối 5.5, Lễ tế tổ Bách nghệ và Lễ rước tôn vinh nghệ nhân, thợ thủ công và nghề...

Hà Nội triển khai các đội hình tình nguyện bảo vệ môi trường

Hà Nội triển khai các đội hình tình nguyện bảo vệ môi trường

06:00 06/06/2024

Thành Đoàn - Hội LHTN TP Hà Nội ra mắt 4 đội hình tình nguyện bảo vệ môi trường nhằm hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường năm 2024 với thông điệp “Chung tay hành động - Vì một Hà Nội xanh” do Thành phố phát động.

Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2023: Tôn vinh điển hình tiêu biểu

Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2023: Tôn vinh điển hình tiêu biểu

06:30 03/11/2023

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các gương điển hình tiếp tục nỗ lực phấn đấu, làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc trong đời sống xã hội.

Sân bay không để thất lạc hành lý suốt 30 năm

Sân bay không để thất lạc hành lý suốt 30 năm

14:40 06/05/2024

Sân bay Quốc tế Kansai được ghi nhận là nơi chưa để thất lạc kiện hành lý nào của khách suốt 30 năm qua.

Cô gái 18 tuổi gần đứt rời cánh tay do kẹt áo chống nắng vào bánh xe

Cô gái 18 tuổi gần đứt rời cánh tay do kẹt áo chống nắng vào bánh xe

13:20 17/11/2023

Khi được chồng chở đi bằng xe máy, vạt áo chống nắng của cô gái 18 tuổi bị quấn vào bánh xe kéo theo cánh tay.

Vệ sinh môi trường, 'đổi rác lấy cây' xây dựng văn minh đô thị

Vệ sinh môi trường, 'đổi rác lấy cây' xây dựng văn minh đô thị

20:30 26/05/2024

Trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024 do T.Ư Đoàn tổ chức, ngày 26/5, đoàn công tác do anh Ngô Văn Cương – Bí thư T.Ư Đoàn dự lễ ra quân Đội hình TNTN xây dựng văn minh đô thị, trong có hoạt động trao tặng thùng rác công cộng; và chương trình “Đổi rác lấy cây” tại quận Ngô Quyền, Hải Phòng.

Nữ sinh Cà Mau đăng quang Hoa khôi Đại học Nam Cần Thơ

Nữ sinh Cà Mau đăng quang Hoa khôi Đại học Nam Cần Thơ

15:00 11/05/2023

Nữ sinh Nguyễn Trúc Phương (quê Cà Mau) xuất sắc vượt qua 24 thí sinh trong đêm chung kết để đoạt danh hiệu Hoa khôi Đại học Nam Cần Thơ năm 2023.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới