Trong 11 năm qua, WWF Việt Nam cùng chính quyền địa phương loại bỏ gần 120.000 bẫy dây động vật hoang dã tại các địa điểm giáp ranh Khu Bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam.
Theo các chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), bẫy dây là phương pháp săn bắt sử dụng mũi neo bằng dây để bẫy các loài không chọn lọc đang trở nên phổ biến ở các khu rừng nhiệt đới tại Đông Nam Á.
Việc đặt bẫy làm suy giảm quần thể động vật hoang dã, khiến nhiều loài thú lớn đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Khu Bảo tồn Sao La thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam được biết đến là một trong những nơi đa dạng sinh học cao nhất Việt Nam.
Đây là không gian sinh sống của một số loài đặc hữu quý hiếm và nguy cấp như mang lớn, mang Trường Sơn, cầy vằn, thỏ vằn Trường Sơn, trĩ sao, voọc chân xám và chân nâu, một số loài gà lôi.
Quần thể động vật hoang dã nơi đây đang bị đe dọa nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân chính là nạn sử dụng bẫy dây để săn bắt không chọn loài.
Công sức và chi phí đặt bẫy thấp, hiệu quả cao, có thể hoạt động trong nhiều tháng là nguyên nhân khiến loại bẫy này được giăng khắp nơi ở Khu Bảo tồn Sao La nói riêng cũng như nhiều khu bảo tồn khác trên cả nước.
Với mục tiêu hạn chế hướng tới loại bỏ bẫy dây, trong 11 năm qua, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) phối hợp cùng chính quyền địa phương tuần tra, nỗ lực loại bỏ gần 120.000 bẫy dây tại các địa điểm giáp ranh Khu Bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam.
Dữ liệu thu thập từ các cuộc tuần tra của lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn cho thấy việc tháo gỡ bẫy đã giảm gần 40% số lượng bẫy, từ đó giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã.
Để hiểu rõ hơn tác động của bẫy dây đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học, các nhà khoa học quốc tế đến từ Viện Nghiên cứu Vườn thú và Động thực vật hoang dã Leibniz (Cộng hòa Liên bang Đức), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại châu Á-Thái Bình Dương và các trường Đại học Exeter (Vương quốc Anh), Đại học Montpellier (Cộng hòa Pháp) đã phân tích dữ liệu tuần tra trên.
Qua đó kết luận việc tăng cường tháo gỡ bẫy có thể làm giảm đáng kể mối đe dọa đối với động vật hoang dã.
Ông Jürgen Niedballa, Chuyên gia dữ liệu của Viện Nghiên cứu Vườn thú và Động thực vật hoang dã Leibniz cho biết số lượng bẫy đã giảm ở các khu vực được tuần tra. Việc tuần tra có tác dụng ngăn chặn nạn đặt bẫy trong tương lai. Đây là một phương pháp quan trọng để chống lại cuộc khủng hoảng bẫy dây ở Đông Nam Á.
Gỡ bỏ bẫy dây là công việc tốn nhiều công sức và chi phí cao. Kiểm lâm viên phải đi bộ xuyên rừng trong nhiều ngày, vượt địa hình đồi núi cao, hiểm trở để tìm kiếm và tháo gỡ bẫy. Dù vậy, phương pháp này vẫn được khuyến khích áp dụng bởi tính đơn giản, hiệu quả cao và ít gây tranh cãi so với những phương pháp khác.
Tuy nhiên theo các nhà khoa học, mức độ đặt bẫy vẫn tương đối cao ở những khu vực rừng xa xôi, hẻo lánh.
Các nhà khoa học phát hiện mức độ đặt bẫy giảm chủ yếu trong 6 năm đầu tuần tra, sau đó tần suất bẫy không giảm dù nỗ lực tuần tra vẫn tiếp tục. Vì vậy việc tháo gỡ bẫy là cần thiết nhưng chưa đủ để bảo vệ động vật hoang dã.
Điều này đặc biệt đúng đối với các loài quý hiếm hoặc dễ mắc bẫy, nhiều loài trong số đó đang trên bờ vực tuyệt chủng ở Việt Nam.
Các nhà khoa học khuyến nghị cần phải xem việc loại bỏ bẫy dây như một phần của công tác bảo tồn bao quát, đa khía cạnh.
Ông Nguyễn Văn Trí Tín, Quản lý chương trình Bảo tồn Động vật hoang dã của WWF-Việt Nam cho biết WWF-Việt Nam đang phối hợp với đối tác thực hiện các sáng kiến bảo tồn toàn diện, bổ trợ cho việc tháo gỡ bẫy bằng các giải pháp ngăn chặn việc đặt bẫy ngay từ đầu.
Đó là hợp tác xuyên biên giới trong việc giải quyết nạn buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã bất hợp pháp; các chương trình cải thiện sinh kế, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi.
Một trong những sáng kiến đang được triển khai là Dự án Dự trữ carbon và Đa dạng sinh học giai đoạn II, thực hiện trong giai đoạn hơn 5 năm (2019-2024) bởi WWF-Việt Nam và WWF-Lào thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức.
Dự án được thực hiện để góp phần bảo vệ, phục hồi, sử dụng bền vững các hệ sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học ở cảnh quan khu vực Trung Trường Sơn.
Dự án đã thành lập Quỹ phát triển Thôn, tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương vay vốn thay đổi sinh kế và giảm động cơ khai thác tài nguyên thiên nhiên bất hợp pháp.
Các nhóm bảo tồn dựa vào cộng đồng cũng được hỗ trợ để tăng cường nâng cao nhận thức và khuyến khích thay đổi thái độ và hành vi đối với nạn săn bắt động vật hoang dã bất hợp pháp./.
Trưa 2-4, một vụ tai nạn giao thông giữa xe khách và xe tải trên đường Võ Nguyên Giáp (thôn Hàm Rồng, TP Pleiku, Gia Lai) đã làm ít nhất 2 người chết và nhiều người khác bị thương.
Liên quan việc ông Huỳnh Phú Tân ở tỉnh Bạc Liêu xin khai thác 3 tấn vàng dưới sông Cà Ty xôn xao dư luận vừa qua, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đã báo cáo UBND tỉnh này.
Thời điểm căn nhà 5 tầng bốc cháy trong đêm có 7 người đang nằm ngủ. Tổ liên gia và lực lượng dân phòng đã kịp thời đến giải cứu toàn bộ người trong căn nhà.
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một Tổng thống Guinea-Bissau kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.
Huyện đảo Trường Sa vừa tổ chức gặp mặt các thầy cô giáo đang công tác tại huyện đảo, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11).
Chiều 25.7, Công an TP.Hải Phòng cho biết, đơn vị vừa phát hiện 5 cơ sở karaoke và vũ trường vi phạm quy định về an ninh trật tự.
Chủ nhân của đàn bò thả rông giữa phố đã bị lực lượng chức năng ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, lập biên bản xử phạt hành chính.
Bạn đọc hỏi: Phụ cấp đặc thù đối với lực lượng cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng từ ngày 1.7.2023 thay đổi thế nào?
TPHCM - Người dân cho rằng, thư ngỏ của Giám đốc công an TPHCM về việc phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin...