Siêu dự án thủy điện của Trung Quốc với công suất dự kiến 60 gigawatt sẽ tạo ra lượng điện gấp ba lần so với đập Tam Hiệp, hiện là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới.
Tờ Nikkei cho hay, Trung Quốc là "bá chủ" thủy điện của thế giới, với số lượng đập lớn đang hoạt động nhiều hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại. Giờ đây, Trung Quốc đang xây dựng siêu đập đầu tiên trên thế giới, gần biên giới với Ấn Độ.
Siêu dự án thủy điện của Trung Quốc với công suất dự kiến 60 gigawatt, sẽ tạo ra lượng điện gấp 3 lần so với đập Tam Hiệp. Trung Quốc đã đưa ra một vài thông tin cập nhật về tình trạng của dự án kể từ khi Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc phê duyệt vào tháng 3.2021.
Siêu đập nằm ở một trong những địa hình nguy hiểm nhất thế giới, ở khu vực từ lâu được cho là không thể vượt qua.
Tại đây, sông Brahmaputra - được người Tây Tạng gọi là sông Yarlung Tsangpo - ở độ cao gần 3.000 mét so với mực nước biển khi rẽ ngoặt về phía nam từ dãy Himalaya vào Ấn Độ. Đây là con sông lớn có độ cao cao nhất thế giới chảy qua hẻm núi dài nhất và dốc nhất thế giới.
Sâu gấp đôi hẻm núi Grand Canyon của Mỹ, hẻm núi Brahmaputra nắm giữ trữ lượng nước chưa được khai thác lớn nhất châu Á, trong khi dòng chảy mạnh của dòng sông trở thành nơi tập trung tiềm năng thủy điện lớn bậc nhất trên Trái đất. Sự kết hợp này như một thỏi nam châm cực mạnh đối với các nhà xây dựng đập Trung Quốc.
Tuy nhiên, siêu đập cũng được cho là dự án rủi ro nhất thế giới vì nó được xây dựng trong khu vực có nhiều hoạt động địa chấn. Điều này khiến siêu đập có khả năng trở thành quả bom nước đối với các cộng đồng ở hạ lưu ở Ấn Độ và Bangladesh.
Phần đông nam của Cao nguyên Tây Tạng dễ xảy ra động đất vì nó nằm trên đường đứt gãy địa chất nơi các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu va vào nhau.
Trận động đất ở Tứ Xuyên năm 2008, dọc theo vành đai phía đông của Cao nguyên Tây Tạng, đã làm ít nhất 87.000 người thiệt mạng, thu hút sự chú ý của quốc tế về hiện tượng địa chấn do hồ chứa (RTS) gây ra.
Một số nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ đã rút ra mối liên hệ giữa trận động đất và đập Zipingpu của Tứ Xuyên, được đưa vào sử dụng hai năm trước đó gần một đứt gãy địa chấn. Họ cho rằng trọng lượng của hàng trăm triệu mét khối nước chứa trong hồ chứa của đập có thể đã gây ra RTS hoặc ứng suất kiến tạo nghiêm trọng.
Nhưng ngay cả khi không có động đất, siêu đập mới có thể là mối đe dọa đối với các cộng đồng ở hạ lưu nếu những cơn mưa xối xả gây ra lũ quét ở Great Bend của sông Brahmaputra. Chỉ hai năm trước, khoảng 400 triệu người Trung Quốc đã gặp nguy hiểm sau trận lũ lụt kỷ lục gây nguy hiểm cho đập Tam Hiệp.
Trung Quốc đã trình bày dự án siêu đập để Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) phê duyệt.
Chỉ hai tháng sau khi được Quốc hội thông qua vào tháng 3.2021, Bắc Kinh tuyên bố đã lập được kỳ tích hoàn thành “đường cao tốc xuyên qua hẻm núi sâu nhất thế giới”. Đường cao tốc đó kết thúc rất gần biên giới Ấn Độ.
Tháng sau, Bắc Kinh tuyên bố khai trương tuyến đường sắt mới từ Lhasa đến Nyangtri, một căn cứ quân sự tiền tuyến cách biên giới Ấn Độ chưa đầy 16 km.
Cơ sở hạ tầng mới cho thấy Trung Quốc có thể đã bắt đầu xây nền đập sau khi mở đường sắt và đường cao tốc.
Sông Brahmaputra là một trong những con sông không có đập cuối cùng trên thế giới cho đến khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng một loạt các đập cỡ trung trên các đoạn thượng nguồn từ hẻm núi nổi tiếng.
Theo ông Brahma Chellaney, giáo sư danh dự về nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi và là cựu cố vấn của Hội đồng An ninh Quốc gia Ấn Độ, với việc xây dựng đập hiện đang di chuyển đến gần các khu vực biên giới, Trung Quốc sẽ có thể tận dụng các dòng chảy xuyên biên giới trong quan hệ với đối thủ Ấn Độ.
Nhưng gánh nặng tàn phá môi trường mà siêu dự án có khả năng gây ra sẽ do Bangladesh gánh chịu ở đoạn cuối của dòng sông.
Tuy nhiên, thiệt hại về môi trường có thể sẽ lan rộng ra khắp Tây Tạng - một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất thế giới.
Nhà báo Mỹ Tucker Carlson cho biết Tổng thống Vladimir Putin muốn chấm dứt xung đột Ukraina, tin rằng nhà lãnh đạo Nga sẵn sàng tìm giải pháp ngoại giao.
Sau khi xảy ra mâu thuẫn, ông Chiển và ông T. (trú cùng bản Hữu Văn, xã Châu Kim, Quế Phong, Nghệ An) cầm dao, gậy đuổi đánh nhau. Hậu quả, ông Chiển bị thương nặng, ông T. tử vong.
Ngày 24/3, ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, địa phương vẫn chưa xử lý xong 148 khu dân cư (KDC) tự phát trên địa bàn. Theo ông Dương Tấn Hiển, trước đó, quý 2/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP Cần Thơ đề xuất phân chia 148 KDC tự phát thành 3 dạng để xử lý. Dạng thứ nhất: Các KDC phù hợp với quy hoạch xây dựng (căn cứ quy hoạch phân khu chức năng 1/5.000). Người dân ở KDC này tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng đảm...
Kênh Telegram Crimea 24 thông báo “hoạt động vận tải đường sắt trên cầu Crimea đã được nối lại” và một chuyến tàu phải dừng trên cầu trong 5 giờ do tình trạng khẩn cấp, đã đi về phía Krasnodar.
Ngày 25-6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 15 - tổ chức ở TP Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.
Cử tri huyện Tân Yên nêu, việc bố trí sắp xếp công tác cán bộ ở các đơn vị sáp nhập gặp nhiều khó khăn do số lượng cán bộ, công chức ở các đơn vị đó và các xã còn lại của huyện đã đủ theo quy định.
Video: Dàn xe cộ, máy móc tuyển quặng nằm hoen rỉ giữa rừng tràm ở Thừa Thiên - Huế Cách đây gần 8 năm, Công ty Cổ phần Vật liệu và Công nghệ (có trụ sở tại TP.Hà Nội) được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho thuê đất tại thôn 3, xã Phú Sơn (thị xã Hương Thuỷ) để làm cơ sở xử lý quặng sắt với diện tích đất 165.817m2 theo Quyết định số 2868/QĐ-UBND ngày 10/12/2015. Thời hạn thuê đất đến hết ngày 24/6/2017. Tiếp đó, doanh nghiệp kể trên tiếp tục được...
Toà án nhân dân tỉnh Kiên Giang cho biết ngày mai (ngày 29-1) sẽ xét xử Trần Văn Luyến (ở phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá, Kiên Giang) và một số người liên quan về tội tổ chức đưa người xuất nhập cảnh trái phép trên biển.
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, quy trình vận chuyển đề kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT đến các điểm thi nghiêm ngặt, được bảo vệ bởi lực lượng công an và camera 24/24 nên không có chuyện lộ đề trước kì thi.