Liên Khương trở thành Cảng Hàng không quốc tế đầu tiên của khu vực Tây Nguyên, được xem như cú hích quan trọng góp phần phát triển ngành du lịch vùng Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng.
Sáng 23/6, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Lễ công bố Quyết định chuyển Cảng Hàng không Liên Khương, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, thành Cảng Hàng không quốc tế.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cho biết Cảng Hàng không quốc tế Liên Khương có đường cất hạ cánh dài 3.250m, rộng 45m, kết cấu bê tông nhựa..., đáp ứng khai thác chủng loại máy bay Code D như B757, A300 và tương đương trở xuống. Theo đó, Cảng hàng không quốc tế Liên Khương phục vụ thuận lợi chuyến bay quốc tế, nội địa thường lệ, không thường lệ, các loại máy bay tư nhân, máy bay quân sự và những loại khác khi được cấp có thẩm quyền cấp phép khai thác.
Việc kết nối với các đường bay thẳng đến nhiều quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển khách du lịch quốc tế và vận chuyển hàng hóa, rau hoa, nông sản vùng Tây Nguyên đến với nhiều nước trên thế giới với chi phí thấp nhất, thời gian nhanh nhất.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh việc Liên Khương trở thành cảng Hàng không quốc tế sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và cả vùng Tây Nguyên nói chung. Đặc biệt đối với lĩnh vực du lịch trong bối cảnh Đà Lạt đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế.
Cảng Hàng không Liên Khương, cách thành phố Đà Lạt khoảng 28km, được khởi công xây dựng và hoạt động dưới sự quản lý của Pháp vào năm 1933, lấy tên là sân bay Liên Khàng.
Sau đó hơn 20 năm sau, Mỹ tiếp quản sân bay và cho sửa chữa, nâng cấp sân bay lần đầu, cùng với việc đổi tên thành sân bay Liên Khương.
Từ sau 30/4/1975 đến năm 1980, sân bay được Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản và điều hành.
Ngày 2/9/2003, dự án "Cải tạo mở rộng, nâng cấp đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay - Cảng Hàng không Liên Khương" đã được triển khai đảm bảo khai thác được các loại máy bay dân dụng tầm trung như A320, A321 và tương đương; đạt tiêu chuẩn cấp 4C và sân bay quân sự cấp 2.
Từ năm 2018, cảng hàng không đã khai thác đạt công suất thiết kế quanh mức 2 triệu hành khách/năm.
Năm 2023 đã đạt công suất hơn 2,5 triệu hành khách và dự kiến năm 2024 sẽ đạt sản lượng tương tự hoặc vượt năm 2023.
Với quyết định trên, Liên Khương trở thành Cảng Hàng không quốc tế đầu tiên của khu vực Tây Nguyên, được xem như cú hích cực kỳ quan trọng góp phần phát triển ngành du lịch vùng Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng.
Từ tháng 1/2017 đến nay, Cảng Hàng không Liên Khương đã phục vụ hơn 1.700 chuyến bay không thường lệ (charter) từ Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc đến Đà Lạt của các Hãng hàng không Air Asia, Korean Air, Thai Vietjet, Vietjet Air.
Hiện tại, Cảng Hàng không Liên Khương đón 6 chuyến bay quốc tế/ngày. Hãng hàng không Vietjet Air đang khai thác 2 đường bay từ Đà Lạt đi Incheon và Pusan (Hàn Quốc) với tần suất 6 chuyến bay/tuần.
Trong khi đó Jeju Air của Hàn Quốc là hãng hàng không nước ngoài duy nhất đang khai thác đường bay từ Hàn Quốc đến Đà Lạt với tần suất 14 chuyến/tuần.
Cảng Hàng không Liên Khương được Chính phủ quy hoạch là một trong 14 cảng Hàng không quốc tế và là một trong 30 cảng Hàng không của Việt Nam đến năm 2030.
Ngày 17/5/2024, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt Quy hoạch Cảng Hàng không Liên Khương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, Liên Khương là cảng hàng không cấp 4E-cấp cao nhất ở Việt Nam hiện nay, công suất phục vụ 5 triệu hành khách và 20.000 tấn hàng hóa mỗi năm.
Tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến công suất của cảng hàng không sẽ được nâng lên 7 triệu hành khách và 30.000 tấn hàng hóa mỗi năm.
Thời kỳ 2021-2030, Cảng hàng không sẽ giữ nguyên nhà ga hành khách T1 công suất 2 triệu hành khách/năm, quy hoạch mới nhà ga hành khách T2 công suất khoảng 3 triệu hành khách/năm.
Đến năm 2050, sẽ mở rộng nhà ga hành khách T2 để tổng công suất toàn cảng đạt khoảng 7 triệu hành khách/năm, dự trữ đất phát triển khi có nhu cầu./.
Lớp học ấy đặc biệt bởi sự góp mặt của những học viên là các cụ ông, cụ bà ở tuổi U80, U90. Tuy tuổi cao, mái tóc đã chuyển màu muối tiêu nhưng tinh thần học tập của những học viên nơi đây vẫn khiến nhiều người trẻ phải ngưỡng mộ. Cô Yến cho biết lớp học được sáng lập nhằm mục đích giúp người già có môi trường học tập, rèn luyện não bộ và có một tuổi già ý nghĩa. Thời gian đầu mới mở lớp, cô Yến lo lắng không được nhiều người hưởng ứng. “Ở tuổi...
Nhà giáo Huỳnh Duy Thủy được Chủ tịch nước Tô Lâm ký quyết định ngày 27-6-2024 về việc phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.
Sau 5 lần buôn 100 kg ma túy từ Campuchia về Việt Nam với 6 đàn em lĩnh án tử hình, bà trùm Vũ Hoàng Oanh trốn ra nước ngoài và buôn tiếp 1,6 tấn ma túy cho đến khi bị bắt.
Ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động trong tối ngày 2.3 tại Hải phòng, Thái Bình, Hòa Bình, lực lượng CSGT đã đồng loạt ra quân, lập nhiều điểm...
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố 4 bị can liên quan đến vụ làm giả giấy khám sức khỏe, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy chứng nhận sức khỏe.
Do Trường liên cấp quốc tế IQ School Ninh Bình chưa được cấp phép đào tạo cấp THCS, vì vậy nhiều phụ huynh có con đang theo học lớp 6 tại đây rất băn khoăn và lo lắng cho tương lai của con em mình.
Công an huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đang xác minh một nhóm thanh niên mang theo hung khí cùng vật giống súng, bắn uy hiếp về phía nhà dân.
Cà Mau - Ngày 28.3, TAND tỉnh Cà Mau mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Dự...
Ông Nguyễn Xuân Ký - bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh và ông Cao Tường Huy - chủ tịch UBND tỉnh - cùng đạt 61/61 (tỉ lệ 100%) phiếu tín nhiệm cao.