Tổng Thư ký LHQ Guterres hoan nghênh việc thông qua văn bản của hiệp ước, coi đây là một "chiến thắng của chủ nghĩa đa phương và của những nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại xu hướng hủy diệt đại dương."
Sau nhiều năm đàm phán, ngày 4/3, các nước thành viên Liên hợp quốc cuối cùng cũng đã thông qua văn bản của hiệp ước quốc tế đầu tiên nhằm bảo vệ biển cả - vốn được coi là "kho báu" quan trọng, song dễ bị tổn thương, chiếm gần 50% bề mặt Trái Đất.
Đây là kết quả được mong đợi từ lâu mà các tổ chức môi trường cho rằng có thể đảo ngược những tổn thất đa dạng sinh học biển cũng như đảm bảo phát triển bền vững.
Hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý nhằm bảo tồn và đảm bảo sử dụng bền vững đa dạng sinh học đại dương đã được thảo luận trong suốt 15 năm, trong đó có 4 năm đàm phán chính thức và được các nhà đàm phán của hơn 100 nước nhất trí sau 5 vòng đàm phán kéo dài, do Liên hợp quốc chủ trì tại New York (Mỹ). Hiệp ước này được thông qua một ngày sau hạn chót dự kiến ban đầu.
Trong một tuyên bố, chủ trì hội nghị, bà Rena Lee đã hoan nghênh việc các nước thông qua văn bản của hiệp ước nói trên.
Đây được coi là một yếu tố quan trọng trong các nỗ lực toàn cầu nhằm bảo vệ 30% diện tích đất và biển của thế giới vào năm 2030, còn biết đến với tên gọi sáng kiến 30x30, được các nước thông qua tại Hội nghị các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học lần thứ 15 diễn ra tại Montreal, Canada, hồi tháng 12/2022.
Theo bà Lee, hiệp ước sẽ được chính thức thông qua sau khi ngôn từ được các luật sư xem xét chặt chẽ và được dịch ra 6 ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng đã hoan nghênh việc thông qua văn bản của hiệp ước, coi đây là một "chiến thắng của chủ nghĩa đa phương và của những nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại các xu hướng hủy diệt đại dương."
Dù văn bản chính thức chưa được công bố, song các nhà hoạt động môi trường coi việc các nước cùng nhất trí về hiệp ước sau thời gian dài đàm phán là "bước đột phá" trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.
Bà Laura Meller, một nhà vận động bảo vệ đại dương của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace, người đã tham gia các cuộc đàm phán coi "đây là một ngày lịch sử đối với bảo tồn và là một tín hiệu cho thấy trong một thế giới chia rẽ, bảo vệ thiên nhiên và con người có thể chiến thắng tư duy địa chính trị."
Theo tổ chức Greenpeace, để đạt được mục tiêu sáng kiến 30x30, từ nay cho đến năm 2030, mỗi năm thế giới cần bảo vệ được 11 triệu km2 đại dương.
Rất ít các vùng biển khơi được bảo vệ, trong khi vấn nạn ô nhiễm, axit hóa và đánh bắt cá quá mức đang là mối đe dọa ngày một lớn.
Do đó, bà Meller kêu gọi các nước cần chính thức thông qua hiệp ước, cũng như phê chuẩn càng sớm càng tốt để hiệp ước có hiệu lực, qua đó mang lại sự bảo vệ cho đại dương.
Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, biển cả là vùng biển quốc tế, bao gồm tất cả vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo. Do đó, biển cả không thuộc quyền tài phán của bất kỳ nước nào.
Mặc dù biển cả chiếm hơn 60% diện tích đại dương của thế giới và gần 50% bề mặt Trái Đất, song biển cả rất ít được chú ý tới.
Hiện chỉ có khoảng 1% diện tích biển cả được bảo vệ. Do đó, khi có hiệu lực, hiệp ước này sẽ cho phép tạo ra các khu vực được bảo vệ trong các vùng biển quốc tế.
Lợi ích kinh tế là vấn đề lớn xuyên suốt vòng đàm phán mới nhất, bắt đầu từ ngày 20/2 vừa qua. Các nước đang phát triển kêu gọi chia sẻ thêm các lợi ích của "nền kinh tế xanh," trong đó có việc chuyển giao công nghệ.
Trong một động thái được coi là nỗ lực nhằm xây dựng niềm tin giữa các nước giàu và người nghèo, Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết tài trợ 40 triệu euro (42 triệu USD) để tạo điều kiện cho việc phê chuẩn và sớm thực hiện hiệp ước.
Trước đó, tại Hội nghị về đại dương mang tên Our Ocean, bế mạc ngày 3/3 tại Panama, EU cũng đã công bố khoản đóng góp trị giá 860 triệu USD cho nghiên cứu, theo dõi và bảo vệ các đại dương trong năm 2023.
Theo nước chủ nhà Panama, các nước tham dự hội nghị đã cam kết đóng góp tổng cộng 19 tỷ USD.
Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các nước thiết lập một hiệp ước về biển cả./.
Tối 27/2, người dân phát hiện bà Hoàng Thị Trường (sinh năm 1965) và chồng Trần Văn Quang (sinh năm 1964) tử vong trong phòng ngủ của gia đình tại thôn Biển Giữa, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).
Lúc 13g30 chiều 13-3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo TP.HCM, các bộ ngành, đơn vị liên quan đã thị sát công trường bỏ hoang của dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Chỉ đạo trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập tại Công điện số 65 yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/7 đến ngày 4/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40 - 80mm, có nơi trên 150mm. Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có...
Hôm 17-8, các lực lượng Ukraine cho biết đã có bước tiến tại khu vực đông nam nước này, nơi họ giải phóng một khu định cư thuộc Donetsk.
Sau 1 tuần nghị án kéo dài, chiều 24-4, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt nhóm bảo vệ, bác sĩ và nhóm cộng tác viên lập khống hơn 1.000 hồ sơ khám sức khỏe.
Vụ cháy xảy ra khoảng 5h20 ngày 30/11 tại ngôi nhà số 146 phố Yên Lãng (phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội). Căn nhà bị cháy có diện tích khoảng 35m2, dạng nhà ống, gồm 5 tầng. Đám cháy xuất phát tại tầng 3 ngôi nhà, chất cháy chủ yếu là bàn ghế gỗ, giấy và các vật dụng gia đình, tỏa nhiều khói lên các tầng trên. Thời điểm xảy ra hoả hoạn, có 2 người trong gia đình bị mắc kẹt tại tầng 4. Nhận được tin báo, Trung tâm Thông tin Chỉ huy 114...
Sáng 26-4, lãnh đạo UBND xã Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang, Khánh Hòa) cho hay vụ việc xảy ra khoảng 11h ngày 23-4 tại căn nhà 113/10 đường Phú Nông.
Hiện nay, lương của Tổng thống Mỹ ở mức vài trăm nghìn USD thì còn được trợ cấp chức vụ 50.000 USD/năm (không phải đóng thuế); trợ cấp du lịch 100.000 USD/năm và chi phi tiếp khách chính thức 19.000 USD/năm (cả hai khoản này cũng không phải chịu thuế).
Về hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của sĩ quan, Chính phủ thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam sĩ quan và nữ sĩ quan bằng nhau.