Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải lần thứ 20 - năm 2023 diễn ra từ ngày 27 đến ngày 29.4 (tức mùng 8 đến ngày10.3 âm lịch), với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ như: trưng bày sản phẩm OCOP; trưng bày sách và ảnh thời sự, nghệ thuật; tổ chức các trò chơi dân gian; biểu diễn nghệ thuật, hát cải lương, tuồng cổ; múa lân sư rồng, thi đấu thể thao, thả tôm giống tái tạo nguồn lợi thủy sản... đặc biệt là đoàn rước Nghinh Ông diễn ra vào ngày 29.4.
Bà Nguyễn Hồng Cẩm - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, Trưởng Ban tổ chức - cho biết, huyện Đông Hải là địa phương có nghề khai thác thủy sản phát triển mạnh với đội tàu trên 500 tàu chiếc, chiếm 1/2 tổng số tàu khai thác của tỉnh Bạc Liêu, bình quân đạt sản lượng khai thác trên 100.000 tấn/năm, trong đó có các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hải kêu gọi các ngành, các cấp và Ban Trị sự Lăng Ông Nam Hải tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa, duy trì bản sắc tốt đẹp của lễ hội nghinh Ông huyện Đông Hải. Đồng thời, thường xuyên gần gũi, động viên ngư dân tích cực ra khơi bám biển, chủ động cải hoán tàu thuyền để nâng cao hiệu quả đánh bắt, góp phần vươn lên từ biển và giàu giàu từ biển.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải diễn ra trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, vì vậy UBND huyện Đông Hải đã chỉ đạo Ban tổ chức Lễ hội Nghinh Ông huyện tuân thủ nghiêm phòng chống dịch. Đồng thời, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho du khách tham gia lễ hội.
Theo đó, để đảm bảo an toàn trong thời gian diễn ra lễ hội, Ban Tổ chức kiểm soát chặt số lượng tàu thuyền tham dự. Đồng thời, qui định mỗi tàu chở không quá 40 người, trang bị đủ dụng cụ nổi, giữ khoảng cách giữa mỗi tàu trong quá trình di chuyển là từ 30 - 40m. Trên mỗi phương tiện, Ban tổ chức bố trí từ một số cán bộ, chiến sĩ công an, biên phòng… để đảm bảo trật tự, ngăn chặn tình trạng chen lấn, đùa giỡn gây mất an toàn.
Ông Đặng Văn Chứa - Trưởng Ban Trị sự Lăng Ông Nam Hải - cho hay, Ban Trị sự đã có sự chuẩn bị chu đáo tổ chức Lễ hội Nghinh Ông ở tất cả các khâu như: bố trí tàu thuyền và xe rước Ông, lựa chọn các thành viên tham dự lễ hội, đội ngũ tình nguyện viên... đảm bảo đúng phong tục, an toàn, tiết kiệm.
Thiền sư Liễu Quán (1667-1742) có vị trí đặc biệt trong lịch sử Phật giáo Việt Nam với sức sống và ảnh hưởng sâu rộng đến Phật giáo nước nhà.
Sáng 4/11, tại nhà máy Tân Á Đại Thành Hưng Yên (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) diễn ra chương trình hiến máu tình nguyện đầu tiên hướng đến chuỗi sự kiện Chủ nhật Đỏ lần thứ XVI, năm 2024. Chương trình do báo Tiền Phong, Viện Huyết học truyền máu Trung ương và tập đoàn Tân Á Đại Thành phối hợp tổ chức.
Với hơn 2 năm thực hiện, độc bản 16 bức tranh sứ tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) chuẩn bị đón nhận Chứng nhận kỷ...
Đây là hoạt động tình nguyện do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Công an tỉnh TT-Huế phát động và triển khai tại huyện miền núi biên giới A Lưới, nhằm hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công, thu nhận hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử; hỗ trợ dân đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử tại các điểm cố định và lưu động.
16 học sinh Trường THCS - THPT Kiên Hải, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, nhập viện hai ngày qua với triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm.
TP - Những ngày này, đồng bào dân tộc Lô Lô ở xóm Cốc Xả (xã Hồng Trị, Bảo Lạc, Cao Bằng) hết sức vui mừng khi được sinh hoạt trong Nhà văn hóa cộng đồng mới khánh thành. Công trình được xây dựng từ chương trình “Những bước chân vì cộng đồng”, mang đậm dấu ấn sẻ chia của tuổi trẻ trên khắp dải đất hình chữ S.
Bạo lực học đường là nỗi sợ chung của các bậc phụ huynh khi con trong độ tuổi đến trường. Vậy, cha mẹ nên làm gì nếu con mình trở...
Lễ hội trang phục áo dài, áo bà ba mang tên “Duyên dáng phương Nam”, với sự tham gia diễu hành của hơn 5.000 người.
Đối với những bệnh nhân không may chẩn đoán mắc bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối, tỉ lệ tử vong diễn ra trong vòng vài tháng là rất cao....