Đi bộ xây nhà văn hóa cộng đồng

10:30 12/05/2023

TP - Những ngày này, đồng bào dân tộc Lô Lô ở xóm Cốc Xả (xã Hồng Trị, Bảo Lạc, Cao Bằng) hết sức vui mừng khi được sinh hoạt trong Nhà văn hóa cộng đồng mới khánh thành. Công trình được xây dựng từ chương trình “Những bước chân vì cộng đồng”, mang đậm dấu ấn sẻ chia của tuổi trẻ trên khắp dải đất hình chữ S.

Đồng bào dân tộc Lô Lô ở xóm Cốc Xả trong ngày khánh thành Nhà văn hóa cộng đồng. Ảnh: Xuân Tùng
Đồng bào dân tộc Lô Lô ở xóm Cốc Xả trong ngày khánh thành Nhà văn hóa cộng đồng. Ảnh: Xuân Tùng

Tham gia sinh hoạt đều đặn hơn

Chúng tôi vượt qua cung đường khúc khuỷu đèo dốc đến Bảo Lạc - huyện biên giới xa nhất nhì của tỉnh Cao Bằng. Đây là địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số ít người Lô Lô. Người Lô Lô sinh sống tại các xã Kim Cúc, Hồng Trị và Cô Ba, có 5 xóm với gần 1.600 người. Riêng xóm Cốc Xả có 88 hộ, 447 người.

Từ trung tâm huyện Bảo Lạc, sau gần một tiếng di chuyển xóm Cốc Xả hiện lên với những mái nhà lợp ngói âm dương, nằm yên bình giữa bạt ngàn màu xanh của núi rừng. Nổi bật nhất là công trình Nhà văn hóa cộng đồng mới tinh nằm giữa xóm. Nhà văn hóa được xây dựng với mô hình nhà sàn 6 gian, chiều cao 5,26m, tổng diện tích sàn 156m2. Công trình có kết cấu móng trụ bê tông cốt thép, đá; khung cột, xà gồ đỡ mái, tường bao, sàn tầng 2, cầu thang, lan can… đều được làm hoàn toàn bằng gỗ. Mái lợp ngói âm dương.

Theo người dân Cốc Xả, từ ngày công trình được khánh thành (cuối tháng 4/2023), nơi đây luôn trở thành tụ điểm yêu thích thu hút rất đông mọi người đến sinh hoạt văn hóa văn nghệ, giao lưu. Từ người già đến người trẻ thường vận những trang phục truyền thống sắc màu rực rỡ để tập múa hát.

Em Tô Thị Nhài (SN 2005), một thiếu nữ Lô Lô xinh đẹp tham gia đội múa của xóm không giấu được niềm vui khi nhắc tới công trình Nhà văn hóa. “Em và các bạn trong đội múa thường biểu diễn trên sân khấu tại trường học. Nay được biểu diễn trong nếp nhà sàn mang đậm bản sắc văn hóa của người Lô Lô chúng em thích lắm, rất ý nghĩa”, Nhài nói.

Anh Chung Văn Cán (SN 1991), Trưởng ban công tác mặt trận xóm Cốc Xả cũng rất thuộc những làn điệu dân ca truyền thống bằng tiếng Lô Lô. Từ ngày có Nhà văn hóa anh Cán tham gia sinh hoạt văn nghệ đều đặn hơn. “Công trình rất có ý nghĩa với đồng bào chúng tôi. Bà con nhân dân cảm ơn Đảng, Nhà nước và tổ chức Đoàn, Hội quan tâm xây dựng công trình ý nghĩa này tặng đồng bào dân tộc thiểu số”, anh Cán nói.

Anh Tổ Văn Ngản, Trưởng xóm kiêm Bí thư chi đoàn có thâm niên gần 3 năm đảm nhận vai trò trưởng xóm, 6 năm làm Bí thư chi đoàn. Các hội họp, sinh hoạt của xóm thường diễn ra tại nhà anh. “Trước đây mỗi lần phát biểu hay phổ biến nội dung gì đều phải nói chay, khá mất sức. Nay có nhà văn hóa khang trang, được trang bị hệ thống âm ly, loa mic, đã hỗ trợ rất nhiều cho việc hội họp, tổ chức các hoạt động văn hóa của xóm”, anh Ngản cho biết.

“Công trình Nhà văn hóa là món quà rất ý nghĩa về vật chất và tinh thần đối với bà con nhân dân xóm Cốc Xả nói riêng và huyện Bảo Lạc nói chung. Đây sẽ là không gian bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của người dân tộc Lô Lô. Bà con xóm Cốc Xả có thêm điều kiện giữ gìn, bảo vệ không gian văn hóa làng, cảnh quan và các giá trị văn hóa truyền thống như làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, các nghi lễ truyền thống, nghề thủ công…”.

Bà Hứa Thị Thu,

Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Bảo Lạc (Cao Bằng)

Không gian bảo tồn văn hóa truyền thống

Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc tặng đồng bào Lô Lô ở Cao Bằng là công trình thứ 3 trong chuỗi 16 nhà văn hóa cộng đồng tặng các dân tộc thiểu số ít người trên cả nước. (Trước đó, đã khánh thành Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, Lai Châu; Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Chứt ở bản K-Ai, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình). Công trình là biểu tượng của tình đoàn kết, chung sức chăm lo đời sống, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số của hội viên, thanh niên và người dân trên khắp mọi miền của Tổ quốc Việt Nam liền một dải, thông qua chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” do T.Ư Hội LHTN Việt Nam phát động.

Anh Nguyễn Kim Quy, Phó Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam cho biết, chương trình được triển khai trên quy mô toàn quốc, không giới hạn lứa tuổi, thành phần tham gia. Với mỗi km đi bộ/chạy bộ của hội viên, thanh niên, người dân, Ngân hàng Sacombank sẽ đóng góp 1.000 đồng vào quỹ xây dựng nhà văn hóa. Nhà văn hoá cộng đồng sẽ hỗ trợ tạo lập không gian sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương nơi đồng bào dân tộc thiểu số ít người sinh sống. Đồng thời là nơi để đồng bào tương tác, sinh hoạt văn hóa, tăng cường tình đoàn kết và gắn bó. Dự kiến đến năm 2024, chương trình sẽ triển khai 16 nhà văn hóa cộng đồng cho 16 dân tộc thiểu số ít người, mỗi Nhà văn hoá cộng đồng có trị giá 1 tỷ đồng.

“Đăng ký tham gia chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” là thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng những bước chân tình nguyện vì cộng đồng. Bởi mỗi bước chân chúng ta đi, không chỉ giúp nâng cao sức khoẻ mà còn đồng hành cùng tổ chức Đoàn, Hội trong hành trình chăm lo đời sống tinh thần, bảo tồn, phát huy truyền thống cộng đồng dân tộc thiểu số ít người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam”, anh Quy nói.

Có thể bạn quan tâm
Giáo hội yêu cầu làm việc với thượng tọa Thích Chân Quang

Giáo hội yêu cầu làm việc với thượng tọa Thích Chân Quang

11:30 17/05/2024

Thượng tọa Chân Quang không còn tham gia các ban ngành của Trung ương Giáo hội cũng như Ban Trị sự địa phương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

220 năm quốc hiệu Việt Nam, nhiều lần thay đổi và 'hồi sinh'

220 năm quốc hiệu Việt Nam, nhiều lần thay đổi và 'hồi sinh'

18:50 23/04/2024

Cách đây 220 năm, vua Gia Long đã chọn quốc hiệu Việt Nam để đặt tên đất nước thống nhất sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc.

Tái hiện lễ ban sóc thời nhà Nguyễn

Tái hiện lễ ban sóc thời nhà Nguyễn

14:00 01/01/2024

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tái hiện lễ ban sóc (lễ phát lịch) dưới triều Nguyễn và công bố chương trình Festival Huế 2024.

Nhà hàng cấm người trẻ

Nhà hàng cấm người trẻ

09:50 08/06/2024

Nhà hàng Bliss ở TP Florissant, bang Missouri gây tranh cãi khi không tiếp khách nam dưới 35 tuổi và khách nữ dưới 30 tuổi 'để tránh rắc rối'.

Bức thư giải nhất UPU năm 2024: ‘Trẻ em dần thiếu thốn tình yêu thương’

Bức thư giải nhất UPU năm 2024: ‘Trẻ em dần thiếu thốn tình yêu thương’

16:00 26/04/2024

Học sinh lớp 9 ở Đà Nẵng đạt giải nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU khi hóa thân thành nhân viên làm việc tại bưu điện ngôi làng Ông già Noel.

Khám phá 7 Di sản Văn hóa Phi Vật thể cấp Quốc gia ở Quảng Ninh

Khám phá 7 Di sản Văn hóa Phi Vật thể cấp Quốc gia ở Quảng Ninh

08:40 20/10/2023

Bảy Di sản Văn hóa Phi Vật thể gồm Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái; Hát Nhà Tơ, Lễ hội Đền Cửa Ông, Lễ hội Tiên Công, Lễ hội Đình Trà Cổ, Lễ hội Đình Quan Lạn, Lễ hội Bạch Đằng.

“Ngày hội non sông thống nhất” ở Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc VN

“Ngày hội non sông thống nhất” ở Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc VN

12:00 27/04/2023

Các hoạt động có sự tham gia của khoảng 100 đồng bào thuộc 16 dân tộc thường xuyên sinh hoạt tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Lũ lụt tại Libya: UNESCO khẩn trương cứu các di sản bị hư hại

Lũ lụt tại Libya: UNESCO khẩn trương cứu các di sản bị hư hại

07:30 11/10/2023

UNESCO cho biết các chuyên gia sẽ thực hiện “cuộc khảo sát sơ bộ về thiệt hại do lũ lụt gây ra và các công trình cần được khẩn trương gia cố.”

Gần 2.000 trẻ em chết mỗi ngày liên quan ô nhiễm không khí

Gần 2.000 trẻ em chết mỗi ngày liên quan ô nhiễm không khí

13:20 20/06/2024

Gần 2.000 trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới tử vong mỗi ngày do các vấn đề sức khỏe liên quan ô nhiễm không khí.

Co loi xay ra
Co loi xay ra