Bạo lực học đường là nỗi sợ chung của các bậc phụ huynh khi con trong độ tuổi đến trường. Vậy, cha mẹ nên làm gì nếu con mình trở thành nạn nhân?
Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc với các học sinh ở trường phổ thông, chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang khuyên cha mẹ cần bình tĩnh khi phát hiện con trở thành nạn nhân của bạo lực học đường.
Tuỳ mức độ của bạo lực học đường mà bố mẹ có thể giúp con nhận thức vấn đề và phương án xử lý. Trường hợp nếu thấy tâm lý con bất ổn, hoảng loạn, ám ảnh, cần phải can thiệp ngay lập tức để bảo vệ con.
Nếu con có những bất ổn về tâm lý và tinh thần mà bố mẹ không thể hiểu, thì cần sự hỗ trợ của những người có đủ năng lực và chuyên môn có thể hiểu và giúp hỗ trợ được vấn đề.
"Chỉ khi bình tĩnh, chúng ta mới có thể suy nghĩ thấu đáo và tìm cách xử lý vấn đề một cách trọn vẹn nhất. Cha mẹ nên nói chuyện, quan sát và đồng hành với con để hiểu suy nghĩ, cảm xúc và nắm được sự thay đổi tâm lý, hành vi của con. Bên cạnh đó, cũng cần sự huy động sự hỗ trợ từ phía thầy cô, nhà trường và phụ huynh của các em gây ra bạo lực.
Bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp, phải có sự đối thoại với các em đó để giải quyết được vấn đề" - chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang chia sẻ.
Về giải pháp dài hạn, theo bà Giang, cha mẹ cần dạy con cách tự phòng vệ về mặt cảm xúc, và thể chất. Có thể luyện tập thể lực, học võ để tự vệ... Con cần học cách xử lý tình huống để khi đối diện với những trường hợp nguy hiểm thì biết cần phản ứng thế nào. Nguyên tắc hàng đầu là không để người khác làm tổn hại tới thân thể và tinh thần của mình.
Bà Giang chia sẻ, trong những năm qua, rất nhiều trường hợp học sinh tìm đến bà để hỗ trợ vì bố mẹ không thể hiểu được các vấn đề của các em.
"Quan trọng nhất, là bố mẹ cần có sự thấu hiểu con để có thể đồng cảm và cảm nhận được vấn đề bạo lực này đối với con. Một số bố mẹ đã từng bị bạo lực và vượt qua nên có sự hờ hững với cảm xúc của con. Tuy nhiên, vì mỗi người có một cảm nhận khác nhau, thế nên bạn đối diện được vấn đề nhưng không phải con cũng như vậy.Sự vô cảm từ gia đình chính là nguyên nhân khiến bạo lực học đường về cả phía nạn nhân hay thủ phạm trở nên nghiêm trọng hơn" - bà Giang nói và khuyên cha mẹ, nếu vượt qua khả năng, hãy yêu cầu trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm lâu năm trong việc thấu hiểu con và xử lý vấn đề của các con.
Trong buổi họp báo ra mắt tác phẩm mới, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân nói ông xem quyển sách như một kỷ niệm của cuộc đời cầm bút.
Sáng 28/2, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Hậu Giang tổ chức Lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2023 và phát động phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập tỉnh Hậu Giang (1/1/2004 – 1/1/2024).
Hành trình 25 năm của chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè” là thanh xuân tiếp nối của rất nhiều thế hệ thanh niên Cà Mau. Dù thời gian trôi qua nhưng những ký ức mãi xanh đã phần nào đọng lại khi nhìn về những năm tháng đầy khó khăn, được cùng ăn, cùng ở, cùng làm, được góp sức trẻ vào những công trình vì cộng đồng.
Huế - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế bắt đầu triển khai các bước để làm cầu vượt Hộ Thành hào vào Kinh thành, nhằm giải phóng...
Quảng Ninh - Tối 25.4, lễ hội truyền thống Bạch Đằng đã chính thức khai hội tại đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, khu di tích Quốc gia đặc...
Sơ ý vứt chiếc túi đựng gần 1,2 tỷ đồng vào thùng rác, khi phát hiện ra tìm không thấy, ông Thế Hiển lập tức liên hệ với công an phường nhờ hỗ trợ, tối 28/2.
TPHCM – Bệnh viện Nhân dân 115, mỗi ngày tiếp nhận nhiều trường hợp bị hội chứng ống cổ tay. Theo các bác sĩ, bệnh nếu không được chữa trị...
Giữa trận bão mạnh kèm mưa lớn, một biển quảng cáo khổng lồ ở Ghatkopar, Mumbai đổ sập xuống trạm xăng khiến ít nhất 14 người chết và 74 người bị thương.
Sẵn sàng cho kỳ thi THPT Quốc gia 2024, sáng nay (27/6), các lực lượng chức năng và thanh niên tình nguyện ở Hà Nội đã tích cực phối hợp, triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo giao thông, sức khỏe cho thí sinh và kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm minh.