Tối 4-10, Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội 2024 đã khai mạc với đêm nghệ thuật ấn tượng.
Khán giả được sống lại không khí hào hùng với nhiều hoạt cảnh, bài múa tái hiện lại Hà Nội - thủ đô anh hùng, kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu, đang không ngừng đổi mới, phát triển và hội nhập.
Bên cạnh đó là sự xuất hiện của những tà áo dài duyên dáng qua các bộ sưu tập của các nhà thiết kế tên tuổi của Việt Nam như: Đỗ Trịnh Hoài Nam, Đức Hùng, Quang Hòa, Cao Minh Tiến, hoa hậu Ngọc Hân…
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết: Hà Nội có ba di sản được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại, sở hữu gần 10.000 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Với mục tiêu phát triển văn hóa thủ đô xứng tầm với truyền thống ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, Hà Nội xác định tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các di tích, công trình kiến trúc có giá trị.
Bên cạnh đó, thủ đô cũng quan tâm phát triển các sản phẩm văn hóa, du lịch có thương hiệu mang tầm quốc tế; kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hóa với phát triển kinh tế, trong đó văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nguồn lực, động lực để phát triển thủ đô.
Đây là năm thứ 3 Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội được tổ chức góp phần xây dựng một sản phẩm văn hóa, du lịch, quảng bá hình ảnh của thủ đô Hà Nội: "Điểm đến an toàn - thân thiện - chất lượng - hấp dẫn".
Sự kiện còn nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khai thác, tôn vinh nét đẹp văn hóa Việt Nam đặc sắc với tà áo dài của dân tộc.
Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội năm nay được đầu tư công phu, có quy mô lớn, thu hút sự tham gia của 6 nghệ nhân, 85 nhà thiết kế của ba miền Bắc - Trung - Nam; gần 100 gian hàng của các nhà thiết kế, thương hiệu áo dài, cơ sở phụ kiện, doanh nghiệp lữ hành…
Diễn ra trong ba ngày, từ ngày 4 đến hết 6-10, Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội 2024 mang đến cho người dân, du khách nhiều trải nghiệm hấp dẫn như: trải nghiệm xe buýt 2 tầng "Tinh hoa áo dài", chương trình carnaval áo dài với sự tham gia của gần 1.000 người diễn ra vào sáng 5-10 tại Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long và một số tuyến phố phụ cận, chương trình nghệ thuật "Đêm hội áo dài"…
Trong không gian diễn ra lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các mẫu áo dài của các nhà thiết kế, thao diễn tác phẩm của các nghệ nhân đến từ các làng nghề lụa Vạn Phúc, Trạch Xá, khám phá không gian trò chơi dân gian, không gian ẩm thực Hà thành "Thăng Long ngũ vị"…
Lễ hội diễn ra từ nay đến hết 6-10 tại Hoàng thành Thăng Long, số 19C Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội.
Anh sinh năm 1982, là người miền Tây, đang sống một mình và là giảng viên tại một trường của quận Bình Thạnh.
Thấy nước dâng nhanh, nhiều sinh viên và người dân mất chỗ ở, hai chủ homestay ở TP Huế đã mở cửa miễn phí, đón người đến tránh lũ.
Sau gần hai tháng phát động gây quỹ, CLB Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) thực hiện chiến dịch “Xuân đong đầy 7', chung tay thực hiện hàng loạt công trình thiện nguyện, trao những suất quà hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn tại xã Cà Dy (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam).
'Tổ Hai lúa” là tên gọi mà người dân miền Tây đặt cho nhóm thợ chuyên cất nhà tình thương số 2 của xã Định Yên, huyện Lấp Vò.
Nếu con tôi lên Sài Gòn học, tôi cho cháu ở trọ chứ không ở nhà mấy anh trai tôi, vì bản thân đã nếm đủ rồi.
Một trong những hoạt động đặc sắc nhất thu hút đông đảo người dân, du khách tại lễ hội Đền Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh diễn...
Sau khi một nữ bác sĩ gây mê tự tử vì bị bắt nạt, dư luận Indonesia bùng lên làn sóng phẫn nộ trước nạn bắt nạt trong môi trường y tế.
Lễ hội Loy Krathong được tổ chức vào đêm 15/12 Âm lịch Thái, thường rơi vào tháng 11 Dương lịch hàng năm, năm nay là ngày 27/11.
Ngày 4.4, tin từ cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận cho biết, địa phương vừa ghi nhận một bệnh nhân tử vong nghi do bệnh dại. Đáng chú ý, qua điều tra dịch tễ, gia đình cho biết, bệnh nhân không bị chó, mèo cắn, cào.