Dòng Kỳ Lộ mãi miết quanh co bên những thôn làng có những đôi trai tài gái sắc, say đắm tự tình, sinh con đẻ cháu, bồi đắp đôi bờ con sông xiết xao trù phú…
Sông Kỳ Lộ vừa sâu vừa hẹp
Nước Kỳ Lộ vừa mát vừa trong
Thuyền anh bơi ngược dòng sông
Tìm em cho thỏa tấm lòng nhớ thương… (Ca dao)
Ở tỉnh Phú Yên có hai con sông lớn bắt nguồn từ Tây Nguyên: phía Nam là sông Đà Rằng (hạ lưu sông Ba), phía Bắc là sông Kỳ Lộ.
Quê tôi thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) nằm bên bờ sông Cái - tên gọi hạ lưu sông Kỳ Lộ. Con sông chảy qua đây êm đềm, mộng mị. Thế nhưng càng ngược lên hướng tây, sông càng quanh co, khúc khuỷu.
Ở phía thượng nguồn, dân bản địa gọi là sông La Hiên; bởi sông chảy xuống từ đỉnh núi La hiên cao hơn 1.000m. Rồi dọc dài phần lớn dòng sông gọi là Kỳ Lộ. Đến khúc hạ lưu thì được gọi là sông Cái.
Dòng sông Kỳ Lộ dài trên 120km, bắt nguồn từ vùng núi giáp ranh hai tỉnh Gia Lai và Bình Định, chảy trọn trên đất Phú Yên qua hai huyện Đồng Xuân và Tuy An, rồi đổ ra biển ở cửa Tiên Châu.
Đời viết lách của tôi từng lặn lội dọc dòng Kỳ Lộ, đến với nhiều buôn làng, xóm ngõ bên con sông này. Đi và đến để cảm nhận từng nhịp thở thời gian, thăng trầm, vượt lên số phận của đất và người quê hương.
Nằm ở thượng nguồn Kỳ Lộ là làng Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, Đồng Xuân. Tôi về Xí Thoại cùng người bạn nhạc sĩ Mạnh Minh Tâm, nguyên trưởng phòng Văn hóa huyện Đồng Xuân. Dòng Kỳ Lộ nơi đây len lỏi qua những dãy núi điệp trùng, rừng đá ngất ngư, rồi đổ xuống những thung lũng bạt ngàn. Xí Thoại bây giờ đã thành làng văn hóa, với biết bao nét đẹp văn hóa của hai tộc người Ba Na và Chăm Hroi chung sống.
Hai cộng đồng dân cư này từ lâu đã có những giao thoa về phong tục, tập quán, văn hóa hết sức độc đáo. Thể hiện sâu lắng nhất là bộ nhạc cụ trống đôi - cồng ba - chiêng năm được biểu diễn thường xuyên trong các dịp lễ hội của buôn làng.
Trống đôi của người Chăm Hroi phối ngẫu với cồng chiêng của người Ba Na, trở thành bộ nhạc cụ hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của cư dân nơi đây, chỉ có ở vùng đất cạnh con sông Kỳ Lộ.
Hãy một lần chiêm ngưỡng sự phối hợp kỳ lạ giữa 3 loại nhạc cụ này, từ âm điệu, tiết tấu đến ngôn ngữ hình thể của người biểu diễn, trong men rượu cần, trong điệu thức của từng thời điểm như lúc đón khách, giao lưu tâm tình hay khi tiễn khách…
Ông La Chí Thái, già làng Xí Thoại, cho hay, ngay giữa thời chiến tranh loạn lạc, người dân nơi đây, bằng cả sinh mệnh, vẫn tìm đủ cách để lưu giữ bộ nhạc cụ trống đôi - cồng ba - chiêng năm, với ước mơ ngày thanh bình về hội làng xoay cột bên ché rượu cần mùa lúa mới… Và Nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm của đồng bào Chăm Hroi và Ba Na làng Xí Thoại đã được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia vào tháng 2-2016.
Dòng sông Kỳ Lộ lại tiếp chảy đến thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân. Sóng sông đã bớt giai điệu gầm gào. Nhiều đoạn lững lờ trôi bên những soi dưa, ruộng bắp xanh rờn.
Tôi lại được nghe nhạc sĩ Mạnh Minh Tâm ôm guitar khàn khàn đoản khúc "ơ… nhứt gái La Hai, nhì trai Đồng Nghệ… nên chồng nên vợ, trọn nghĩa thủy chung…" do anh sáng tác.
Ở Phú Yên, gái La Hai vốn nổi tiếng đẹp (hay… nồng nàn?), còn trai Đồng Nghệ (cũng thuộc huyện Đồng Xuân) thì vang danh võ nghệ cao cường, hiệp nghĩa. Dòng Kỳ Lộ mãi miết quanh co bên những thôn làng có những đôi trai tài gái sắc, say đắm tự tình, sinh con đẻ cháu, bồi đắp đôi bờ con sông xiết xao trù phú…
Xuôi chiều lang bạt, tôi và nhạc sĩ Mạnh Minh Tâm lại túc tắc xe máy về đất Tuy An, nơi dòng Kỳ Lộ được gọi thành sông Cái.
Vượt qua cầu Ngân Sơn trên Quốc lộ 1, anh em tôi về đến thành An Thổ (nay thuộc xã An Dân, huyện Tuy An, Phú Yên). Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Phú Yên suốt hơn 60 năm (1836 - 1899).
Thành được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1832-1836 dưới thời vua Minh Mạng. Thành An Thổ lưu dấu lịch sử phong trào Cần Vương chống Pháp dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Lê Thành Phương vào cuối thế kỷ 19.
Thành An Thổ cũng là nơi sinh của Tổng Bí thư Trần Phú, với nhà lưu niệm hiện đặt trong khuôn viên di tích thành này.
Len theo tả ngạn sông Cái, chúng tôi ghé làng đan thúng chai Phú Mỹ, xã An Dân, Tuy An. Đây là ngôi làng đặc biệt bởi những người nông dân chuyên nghề làm thúng chai, một dụng cụ chuyên dùng cho người làm nghề biển.
Kỹ thuật đan thúng chai của cư dân Phú Mỹ đã đạt đến mức thượng thừa. Có một dạo, thúng chai Phú Mỹ còn xuất khẩu sang Thái Lan, Thụy Sĩ để làm du lịch. Phú Mỹ có rất nhiều lũy tre ken dày rợp bờ sông Cái. Nguyên liệu chính để đan thúng là tre, tre chạy dọc dài từ thượng nguồn Kỳ Lộ cho đến hạ nguồn, về biển. Con sông chảy đến đây bỗng yên ả, mênh mang giữa đôi bờ xóm mạc yên bình.
Nhắc đến sông Kỳ Lộ, không thể không nói về con cá mương, loài cá đặc sắc chỉ ngon khi bắt lên từ dòng sông này.
Đây là loại cá lớn cỡ ngón tay, mình mẩy trắng bong. Ngày xưa, cá mương đã có mặt trên các con thuyền ăn chơi trên sông cùng quan lại ở thành An Thổ.
Bên bờ Kỳ Lộ bây giờ, có hai khu vực tập trung các quán đặc sản cá mương, cạnh bàu Long Thăng (La Hai, Đồng Xuân) và cầu Lò Gốm (An Thạch, Tuy An).
Cá mương thịt mềm, thơm ngọt, rất hợp để làm các món gỏi, nhúng dấm, luộc, chiên xù… Thế nhưng "bắt" nhất vẫn là món nướng lửa than. Trước khi xếp ra đĩa, đầu bếp khéo còn nhúng sơ qua tô dấm để xương cá thêm mềm, khi nhai không còn tí gì lợn cợn. Một rổ rau sống, cùng chén nước mắm nhĩ pha thêm chút me hoặc đậu phộng, thế là đã có bữa cá mương khinh khoái.
Con cá mương dân dã đã gắn bó với bao đời người bên con sông này. Tay nghề chế biến mỗi nơi đều chẳng mấy khác nhau. Chỉ khác chăng vẻ đẹp mỗi nơi mỗi khác. Và tình người bên dòng Kỳ Lộ thì luôn ăm ắp đôi bờ:
'Tổ Hai lúa” là tên gọi mà người dân miền Tây đặt cho nhóm thợ chuyên cất nhà tình thương số 2 của xã Định Yên, huyện Lấp Vò.
Sáng mai (26/3), đúng dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ gặp mặt và đối thoại với thanh niên với chủ đề 'Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia'.
Ngày đất nước thống nhất, bà Đặng Thị Tuyết Mai, người vợ sau của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai mừng khấp khởi: 'Hoà bình rồi! Chồng tôi làm cách mạng, tôi không có làm 'vợ bé' của ai hết...'
Nghệ sĩ, người nổi tiếng cần thể hiện vai trò trách nhiệm của mình đối với công tác bảo tồn, phát triển di tích, di sản.
Người phụ nữ, 35 tuổi, ngứa vùng kín ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày, đến bệnh viện khám phát hiện hàng chục con rận mu bám vào nang lông.
Nhà xuất bản Kim Đồng vừa công bố không sử dụng thiết kế bìa bộ truyện tranh 'Dấu ấn hoàng gia' (Nữ hoàng Ai Cập) của Tạ Quốc Kỳ Nam do 'những phát ngôn không phù hợp, ảnh hưởng tới tác phẩm, tác giả, bạn đọc và nhà xuất bản' của họa sĩ này.
Ngày 18/3, Tỉnh Đoàn Bắc Giang tổ chức ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe – Tiến bước lên Đoàn” và liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên tại trường Tiểu học thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa. Cũng sáng 18/3, tại Trường Tiểu học xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Đoàn, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức “Ngày hội thiếu nhi vui khỏe cấp tỉnh năm 2024” và hưởng ứng 7 tuần thi đua cao điểm của thiếu nhi Lạng Sơn chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện...
Anh Phúc, 44 tuổi, khó chịu ở ngực, đau âm ỉ 15 phút rồi hết, bác sĩ chẩn đoán nhồi máu cơ tim không có triệu chứng điển hình, tắc mạch máu chính nuôi tim.
Đại diện Bệnh viện K cho biết sẽ sắp xếp công việc phù hợp khi bác sĩ Huỳnh Minh Lý ổn định sức khỏe và tinh thần.