Ngày đất nước thống nhất, bà Đặng Thị Tuyết Mai, người vợ sau của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai mừng khấp khởi: 'Hoà bình rồi! Chồng tôi làm cách mạng, tôi không có làm 'vợ bé' của ai hết...'
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tức Mai Hồng Quế, mật danh Năm U.SOM) có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt là cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968.
Đằng sau bóng lưng của người anh hùng ấy, có lẽ không thể thiếu vắng bóng dáng của người vợ hiền, luôn thầm lặng hi sinh. Người đó là bà Đặng Thị Tuyết Mai.
Bà Mai và con trai Trần Vũ Bình, người sáng lập Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định cũng thường đứng ra tổ chức các hoạt động gặp gỡ, tri ân những người đã hy sinh tuổi thanh xuân cho hoà bình của đất nước.
Gần đây nhất là buổi giao lưu Một thời và mãi mãi tại huyện Cần Giờ, TP.HCM. Đây là dịp để các cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn truyền lửa cho thế hệ sau tiếp tục phát huy các giá trị tốt đẹp của ông cha ta.
Trong cuộc gặp lại những đồng đội cũ, bà Đặng Thị Tuyết Mai, nay đã 80 tuổi, "rưng rưng" kể với Tuổi Trẻ về những ký ức đã qua của một thời kháng chiến bão lửa.
Sinh ra tại miền Trung, bà Đặng Thị Tuyết Mai vốn là "con nhà nòi" trong một gia đình cộng sản, có ba là trưởng ty công an tỉnh Quảng Ngãi.
Giữa thời chiến, gia đình bà Mai chia cắt. Mẹ ở tù, anh trai hy sinh, bà phiêu dạt lên Đà Lạt.
Sau đó, bà Tuyết Mai được Trung tướng Trần Quý Hai, người bạn thân của ba đưa vào vùng chiến khu Củ Chi.
Đây cũng là nơi mà bà Mai gặp “một nửa của đời mình”, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai.
“Khi gặp tôi, ông ấy 40 tuổi, có người vợ trước đã hy sinh vì cách mạng nên không có con.
Ở trong chiến khu, vì hay nhờ mua đồ, giúp đỡ qua lại nên chúng tôi quen thân” - bà Mai nhớ lại.
Khoảng tháng 5 - 1966, ông Trần Văn Lai nhận lệnh về lại thành phố để mua nhà, xây hầm chứa vũ khí, chuẩn bị cho cuộc tiến công Mậu Thân 1968.
"Người con gái 19 tuổi” Tuyết Mai cũng theo ông về Sài Gòn.
Ông bắt đầu dẫn bà đi mua nhiều nhà với lý do là “mua cho vợ bé”.
Đó là một cái cớ đầy trớ trêu nhưng bà Mai hiểu và chấp nhận để mọi kế hoạch phục vụ cho hoạt động cách mạng không bị lộ. Như lẽ tự nhiên, tình cảm giữa hai người đồng đội thân thiết đã "nảy nở".
Đảng uỷ và Ban chỉ huy đơn vị Bảo Đảm Quân khu Sài Gòn - Gia Định chấp thuận cho ông Trần Văn Lai và bà Tuyết Mai kết hôn trong hoàn cảnh sinh hoạt đơn tuyến ở Sài Gòn, cùng nhau xây dựng, bảo vệ các hầm hố, cơ sở cách mạng.
Nhờ sự mưu trí khi hoạt động dưới vỏ bọc là nhà thầu khoán trang trí nội thất cho Dinh Độc Lập và phối hợp ăn ý với "người đồng đội" Tuyết Mai, ông Trần Văn Lai có thể che mắt địch và tự do lái hai chiếc xe hơi chở vũ khí từ chiến khu về thành phố cất giấu.
"Từ Củ Chi, ông ấy chở về 4 tấn vũ khí. Lựu đạn đựng trong giỏ lát, còn súng dài thì kê lên người rồi cùng tôi đưa xuống để chờ đến ngày tiến công" - bà Mai nhớ lại.
Đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968 có lẽ là thời khắc chẳng thể nào quên trong ký ức của "cô gái trẻ" Đặng Thị Tuyết Mai.
3 chiếc ô tô mang đầy vũ khí, cùng 15 cán bộ chiến sĩ Đội 5 Biệt động Sài Gòn thẳng tiến đánh về phía Dinh Độc Lập. Sau đó, 8 chiến sĩ đã hy sinh. Còn chồng bà Mai là ông Trần Văn Lai bị địch truy nã ráo riết trong 8 năm.
Trong khoảng thời gian đó, bà Mai vừa nuôi con vừa nuôi chồng ở căn nhà 720 Võ Di Nguy (nay là 752A Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận)
Gạt bỏ những niềm riêng của người phụ nữ, bà tiếp tục để "nỗi oan làm vợ bé" lan truyền khắp nơi.
Bà Mai kể:
"Có lần, tôi mua bình xăng để bán lại, một bà vợ viên cảnh sát sĩ quan đến giật và nói: 'Mày giật chồng người ta thì tao cũng giật được của mày'. Tôi lựa chọn cách nhẫn nhịn.
Người ta càng chửi rủa, tôi lại càng yên tâm, vì như vậy có nghĩa là mình đã diễn quá tốt để không bị nghi ngờ. Nếu bị phát hiện thì chỉ có con đường chết.
Chỉ cần còn được sống, còn có hy vọng đất nước thống nhất và hoà bình thì một chút điều tiếng cỏn con chẳng xá gì".
Anh Trần Vũ Bình, con trai thứ 3 của ông Trần Văn Lai và bà Đặng Thị Tuyết Mai, rơm rớm nước mắt, nói với Tuổi Trẻ:
"Nhiều lần, tôi cũng tức giận khi vô lớp bị đánh, miệt thị vì tụi bạn cho rằng tôi có mẹ làm 'vợ bé, giật chồng người'. Mỗi lần cự lại, mẹ chỉ lặng lẽ nói: 'con làm vậy là chết, hãy cứ im lặng và chịu đựng thôi con'.
Sự hi sinh của mẹ vĩ đại lắm. Bà chấp nhận vừa là ba, là mẹ của chúng tôi. Một tay mẹ vừa nuôi anh em chúng tôi vừa nuôi ba, một người cộng sản trốn truy nã trong thời điểm ấy. Sự hy sinh của những người mẹ mới thật sự làm nên những người anh hùng.
Đến bây giờ, mẹ vẫn chịu nhiều dư chấn từ cuộc chiến tranh. Có những đêm, bà giật mình tỉnh dậy và cứ ngỡ như mình vẫn chưa thể bước qua thời khắc đó...".
Năm 2015, bà Đặng Thị Tuyết Mai từ chối làm giấy tờ đề nghị phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Từng là người sống và trải qua một thời chiến tranh bạo liệt, đối với bà Mai, hai tiếng "hoà bình" mới là điều thiêng liêng nhất:
"Trong chiến tranh, con người ta chẳng biết chết ngày nào. Còn sống được đến ngày hôm nay và sống trong thời bình đã là quá đủ và sung sướng rồi".
Khi nước ngang bắp chân, Nguyễn Tùng giục vợ gom quần áo và ít giấy tờ quan trọng rồi đưa con đi di tản, lúc 10h ngày 11/9.
Liên quan đến đề nghị của bà Nghiêm Thị Hằng về việc xin khai quật ngôi mộ cổ phục vụ khảo cổ, nghi là phần mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Bảo tàng Quảng Nam đã có báo cáo kết quả khảo sát, nghiên cứu.
Thành Đoàn Hà Nội vừa tổ chức Hành trình vì biển đảo tổ quốc “Tự hào một dải non sông” năm 2024, tại huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng ), với nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực.
Jenny không mong chờ Tết Nguyên đán. Trong bữa cơm đêm Giao thừa của gia đình cô sẽ có ba chiếc ghế trống.
Hình thức thi được đổi mới theo hướng tập trung vào chất lượng với các phần mềm thi cải tiến, ứng dụng chuyển đổi số, tăng cường tính kịch tính, kết hợp giữa kiến thức và lý luận giúp các đội tuyển vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh...
Kết hôn ở tuổi 19, chị Nguyễn Thị Nhung (sinh năm 1995, ở Hải Dương) không đặt nặng chuyện sinh con sớm. Nhưng sau vài năm không có dấu hiệu...
Cùng với niềm tiếc thương, nhiều bạn trẻ tâm sự Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương về tính mẫu mực, tiên phong để họ tự soi và răn mình.
Đó là một trong những nội dung vừa được ban hành trong chương trình phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên đến năm 2030.
Trong không khí đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tuổi trẻ tại nhiều địa phương, đơn vị đã ra quân, tham gia trồng mới nhiều loại cây xanh hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và hoạt động giáo dục truyền thống, thăm các 'địa chỉ đỏ'.