TPO - Mô hình “cột mốc biên giới và bia chủ quyền biển đảo” được đặt trong sân nhiều trường học Nghệ An giúp các em học sinh hiểu hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước.
Cụm mô hình “cột mốc biên giới và bia chủ quyền biển đảo Trường Sa” đặt trong khuôn viên trường Trường THCS Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An. Trên cột mốc, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới như nhắc nhở thế hệ trẻ luôn hướng về biển đảo của Tổ quốc.
Ông Nguyễn Đình Sơn - Chủ tịch Hội cựu chiến binh huyện Anh Sơn, Nghệ An nói chuyện giới thiệu mốc chủ quyền biển đảo, biên giới cho thế hệ trẻ |
Ông Nguyễn Đình Sơn - Chủ tịch Hội cựu chiến binh huyện Anh Sơn, Nghệ An nói chuyện giới thiệu mốc chủ quyền biển đảo, biên giới cho thế hệ trẻ |
Thầy Trần Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Cẩm Sơn cho biết, từ nhiều năm qua, nhà trường đã ấp ủ ý định xây dựng cột mốc chủ quyền Trường Sa để giáo dục, tuyên truyền về biển đảo cho học sinh một cách sinh động và thực tế hơn. Khi được Hội cựu chiến binh xã đặt vấn đề xây dựng cụm mô hình cột mốc biên giới và bia chủ quyền biển đảo tại trường, ban giám hiệu nhà trường nhất trí cao.
“Cụm mô hình cột mốc biên giới và bia chủ quyền biển đảo trong khuôn viên sân trường rất thiết thực, giúp các em học sinh có cái nhìn trực quan rằng biển đảo, biên giới không còn xa. Từ đó các em chủ động tìm hiểu sâu các thông tin liên quan đến biên giới, biển đảo. Cách làm này cũng giúp hạn chế sự khô khan, cứng nhắc trong việc cung cấp kiến thức lịch sử, địa lý cho học sinh, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước”, thầy Tuấn chia sẻ.
Học sinh trường THCS Cẩm Sơn chăm chú lắng nghe ý nghĩa về cột mốc biên giới và bia chủ quyền biển đảo. |
Học sinh trường THCS Cẩm Sơn chăm chú lắng nghe ý nghĩa về cột mốc biên giới và bia chủ quyền biển đảo. |
Qua quan sát, cụm mô hình được xây dựng bằng bêtông cốt thép, trong đó cột mốc biên giới cao 2m và bia chủ quyền biển đảo cao 4m với tổng diện tích khoảng 16m². Trên cột mốc chủ quyền biển đảo Trường Sa có ghi đầy đủ thông tin về kinh độ, vĩ độ đặt kèm dòng chữ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo Phó Hiệu trưởng Trường THCS Cẩm Sơn, vào đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng nhiều hình thức, trong đó có việc phối hợp với Hội Cựu chiến binh xã về trường nói chuyện truyền thống nhân các ngày lễ lớn.
Mô hình nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước. |
Mô hình nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước. |
“Trước đây, em chỉ biết đến Trường Sa qua sách vở, báo đài và lời thầy cô giáo dạy, nhưng bây giờ ngay tại sân trường đã có. Mỗi khi nhìn thấy cột mốc này, chúng em ý thức rõ về lịch sử của dân tộc, nhất là chủ quyền biên giới, biển, đảo quê hương, từ đó nâng cao ý thức học tập, rèn luyện”, em Nguyễn Thị Thùy, học sinh lớp 8, Trường THCS Cẩm Sơn, bày tỏ.
Mô hình “Cột mốc biên giới và bia chủ quyền biển đảo” được đặt trước nhà truyền thống UBND xã Lạng Sơn. |
Mô hình “Cột mốc biên giới và bia chủ quyền biển đảo” được đặt trước nhà truyền thống UBND xã Lạng Sơn. |
Cách trung tâm huyện Anh Sơn khoảng 10km, Lạng Sơn là xã khó khăn của huyện. Để thực hiện mô hình cột mốc biên giới và bia chủ quyền biển đảo, ông Nguyễn Trọng Hải - Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Lạng Sơn cho biết, hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, hội viên và bà con trong xã ủng hộ làm mô hình.
“Công trình được đặt tại vị trí trang trọng ở khu vực trước nhà truyền thống UBND xã, không chỉ tạo cảnh quan đẹp mà còn là mô hình trực quan để giáo dục kiến thức về biển đảo”, ông Hải nói.
Ông Nguyễn Trọng Hải - Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Lạng Sơn chia sẻ về ý nghĩa cột mốc, bia chủ quyền biên giới, biển đảo. |
Ông Nguyễn Trọng Hải - Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Lạng Sơn chia sẻ về ý nghĩa cột mốc, bia chủ quyền biên giới, biển đảo. |
Người đưa ra ý tưởng xây dựng mô hình “Cột mốc biên giới và bia chủ quyền biển đảo” tại trường học là ông Nguyễn Đình Sơn - Chủ tịch Hội cựu chiến binh huyện Anh Sơn.
Trăn trở với công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, đầu năm 2021, Hội Cựu chiến binh huyện đã đăng ký xây dựng mô hình dân vận khéo với công trình "Cột mốc biên giới và bia chủ quyền biển đảo" và đã phát động tới các cơ sở hội toàn huyện. Đến nay, 21/21 cơ sở hội đã xây dựng, hoàn thành mô hình với tổng giá trị hơn 800 triệu đồng từ nguồn vận động xã hội hóa. Trong đó, mô hình được đặt tại 17 trường học và 4 đơn vị hành chính cấp xã.
Đến nay 21/21 xã, thị trên địa bàn huyện Anh Sơn đều triển khai mô hình. |
Đến nay 21/21 xã, thị trên địa bàn huyện Anh Sơn đều triển khai mô hình. |
“Cụm mô hình cột mốc biên giới và bia chủ quyền biển, đảo Trường Sa không chỉ làm cho cảnh quan sân trường đẹp hơn mà còn là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của nhà trường, cũng là địa chỉ đỏ để thầy, cô giáo cùng Hội Cựu chiến binh giáo dục truyền thống cho các em học sinh một cách sinh động và thực tế. Qua đó góp phần lan tỏa, hun đúc tình yêu và ý thức bảo vệ chủ quyền cho các thế hệ học sinh”, ông Sơn chia sẻ.
Tri thức dân gian phở Hà Nội và Tri thức dân gian phở Nam Định được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Gần 140 chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã tụ hội về cuộc gặp mặt, tri ân do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức.
Trong thời gian hơn một tuần (từ 9 đến 16/6), các chiến sĩ nhí tham gia “Học kỳ Quân đội” tỉnh Lạng Sơn lần thứ X, năm 2024 với chủ đề “Thép đã tôi thế đấy” đã trưởng thành, tự tin, nhiều cảm xúc.
Quá cafe trên tầng 2 ở phố Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm bốc cháy ngùn ngụt, lực lượng tại chỗ và lính cứu hỏa dập tắt sau khoảng 10 phút, sáng 8/6.
Anh Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các đơn vị TNXP cần quan tâm công tác cán bộ; có các giải pháp để tiếp tục phát huy các lợi thế, thế mạnh của đơn vị, tăng cường liên kết với nhau để chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hiệu quả; các tỉnh, thành Đoàn có các đơn vị TNXP quan tâm tham mưu các cơ chế, chính sách để đồng hành với TNXP.
Con tôi bị dê cắn vào ngón tay giữa chảy máu, cháu có cần phải tiêm vaccine không, thưa bác sĩ? (Hồng Anh, 32 tuổi, Đồng Nai)
Cuộc chia tay bịn rịn. Những cái bắt tay, cái ôm siết chặt cùng lời dặn dò nhau.
Việt Nam đã có những phát triển mạnh mẽ về mặt kinh tế, chính trị, xã hội nhưng văn hóa chưa được đầu tư đúng mức, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu hưởng thụ tinh thần của đông đảo người dân.
TikToker Hứa Quốc Anh có thể đối mặt với lệnh cấm nhập cảnh Campuchia 5-10 năm vì video bôi nhọ đền thiêng Angkor Wat.