Ngày 30-5 sẽ đánh dấu cột mốc Trung Quốc lần đầu tiên đưa phi hành gia dân sự lên không gian, khi tàu vũ trụ Thần Châu 16 phóng thành công và hướng tới trạm vũ trụ Thiên Cung.
Phi hành đoàn lần này của Trung Quốc gồm 3 người, trong đó có ông Quế Hải Triều (Gui Haichao, 36 tuổi), đến từ Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh (Đại học Beihang); Thiếu tướng Cảnh Hải Bằng (Jing Haipeng), người lần thứ 4 thực hiện nhiệm vụ bay vào không gian và người cuối cùng là kỹ sư hàng không vũ trụ Chu Dương Trụ (Zhu Yangzhu).
"Khi biết chính phủ đang tuyển nhóm chuyên gia đầu tiên vào năm 2018, tôi đã nộp đơn ngay lập tức", ông Gui Haichao, đến từ tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc, cho biết.
"Tôi cảm thấy rất may mắn và hạnh phúc khi là phi hành gia dân sự đầu tiên của Trung Quốc bay vào vũ trụ".
Ông Gui cho biết ông sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và bảo trì thiết bị mang theo, đồng thời thu thập, tổ chức và phân tích dữ liệu. Thiếu tướng Jing sẽ chỉ huy sứ mệnh và kỹ sư Zhu sẽ điều khiển tàu.
Ông Gui nhận bằng cử nhân và tiến sĩ về kỹ thuật hàng không vũ trụ tại Đại học Beihang vào năm 2009 và 2014. Sau đó, ông gia nhập Đại học York (Canada), rồi chuyển đến Đại học Ryerson ở Toronto (Canada) để nghiên cứu sau tiến sĩ.
Năm 2017, ông Gui trở lại Đại học Beihang, đảm nhiệm vị trí phó giáo sư, chuyên nghiên cứu về động lực học tàu vũ trụ và các ứng dụng của nó.
Theo báo South China Morning Post, trước sứ mệnh này, tất cả phi hành gia được chọn bay vào không gian đều là thành viên của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Tàu Thần Châu 16 dự kiến phóng lúc 9h31 sáng ngày 30-5 từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền (Jiuquan) ở miền Tây Bắc của Trung Quốc, sau đó hướng tới trạm vũ trụ Thiên Cung.
Trạm vũ trụ Thiên Cung đang quay quanh Trái Đất sẽ đóng vai trò như phòng thí nghiệm cho các nghiên cứu không gian của Trung Quốc trong ít nhất một thập kỷ.
Phi hành đoàn sẽ ở lại trạm Thiên Cung cho đến tháng 11, cho đến khi các phi hành gia mới thay thế trong sứ mệnh Thần Châu 17.
Chiếc xe con đi ngược chiều vào trưa 16-10 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Cảnh sát giao thông cho biết đã vào cuộc xác minh để xử lý.
Tàu ngầm hạt nhân K-222 của Liên Xô lập kỷ lục tốc độ cách đây hơn 50 năm và chưa từng bị đánh bại kể từ sau đó.
Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof đã cấm các thành viên nội các sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác trong các cuộc họp chính thức vì lo ngại gián điệp.
Vừa chạy xe máy vừa bế con bị đánh giá là vô trách nhiệm với sự an toàn của cả đứa trẻ lẫn chính bản thân.
Trong mục tài liệu tham khảo dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do thư viện Quốc hội đăng tải có dẫn chiếu quy định nồng...
Thời gian qua, cử tri có nhiều thắc mắc về bất cập trong sát hạch cấp giấy phép lái xe .
Sự việc chị N.T.B (Thanh Chương, Nghệ An) đang thu hút được nhiều sự quan tâm khi tự tay bấm trúng biển số 37K1-249.53.
Hiện nay, hầu hết các hãng smartphone, trong đó có OPPO đều tích hợp lên sản phẩm của mình tính năng định vị. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn chưa biết về tính năng này. Vì sao nên cài định vị điện thoại OPPO? Trong quá trình sử dụng điện thoại OPPO không tránh được những sự cố không lường trước được như để quên, lạc đường, mất cắp,…. Khi ấy, việc cài đặt tính năng định vị điện thoại là giải pháp vô cùng hữu ích. Với khả năng định vị thông qua...
Tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông (TTATGT), Bộ Công an đề xuất đưa nhiều nội dung liên quan đến phương tiện vào hành vi bị nghiêm...