Nga và Indonesia vừa đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ quân sự giữa hai nước.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Nga làm điều này với Indonesia |
Nga và Indonesia sẽ tập trận hải quân chung trên Biển Java từ 4-8/11/2024. (Nguồn: AFP) |
Theo hãng thông tấn AFP, ngày 29/10, Hải quân Indonesia công bố kế hoạch tổ chức cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên với Nga từ ngày 4-8/11 tới trên Biển Java, gần căn cứ hải quân Surabaya.
Tin liên quan |
Tại sao các nước Đông Nam Á tiếp tục mua vũ khí của Nga? Tại sao các nước Đông Nam Á tiếp tục mua vũ khí của Nga? |
Nga sẽ điều động ba tàu chiến cỡ nhỏ, một tàu chở dầu cỡ trung, một trực thăng quân sự và một tàu kéo tham gia cuộc tập trận.
Đại sứ Nga tại Indonesia Sergey Tolchenov khẳng định, cuộc tập trận chỉ nhằm nâng cao năng lực của hai hạm đội, không nhắm đến bất kỳ cường quốc đối thủ nào.
Hồi giữa tháng này, Đại sứ Tolchenov nói với hãng thông tấn TASS rằng, cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên mang tên Orruda-2020, trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị của một nhóm tàu từ Hạm đội Thái Bình Dương Nga đến cảng Surabaya.
Theo nhà ngoại giao, cuộc tập trận hải quân chung sau đó có thể được tổ chức thường xuyên khoảng hai năm một lần, không phải ở vùng biển gần Indonesia, mà là ở một nơi nào đó gần với vùng Viễn Đông của Nga.
"Orruda" là từ viết tắt của các biểu tượng trên quốc huy hai nước, gồm đại bàng Nga (Oryol trong tiếng Nga) và "garuda" của Indonesia, được mệnh danh là vua của các loài chim trong truyền thuyết.
Động thái diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Indonesia mới nhậm chức Prabowo Subianto đang tích cực thúc đẩy quan hệ với Moscow. Ông Prabowo đã có chuyến thăm và hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 7/2024.
Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, vẫn duy trì chính sách đối ngoại trung lập, không đứng về bất kỳ bên nào trong xung đột Ukraine hay trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.
Jakarta liên tục kêu gọi giải pháp hòa bình cho chiến sự Nga-Ukraine, với việc cựu Tổng thống Joko Widodo là nhà lãnh đạo châu Á đầu tiên thăm cả Kiev và Moscow kể từ khi xung đột bùng nổ hồi tháng 2/2022.
Ông Kim Jong-un lái thử xe tăng được mô tả là 'mạnh nhất thế giới', ra mắt năm 2020 và có nhiều nét giống khí tài của cả Nga lẫn Mỹ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích LHQ không hành động với cuộc chiến ở Gaza và kêu gọi thế giới Hồi giáo phản ứng sau cuộc tập kích khiến nhiều người chết của Israel.
Lực lượng Kataib Hezbollah tại Iraq tuyên bố 'tạm ngừng tất cả hoạt động quân sự' chống lại Mỹ, sau vụ tập kích khiến ba lính Mỹ thiệt mạng ở Jordan.
Đòn không kích của Mỹ đã phá hủy hoặc làm hư hại 84 mục tiêu tại Iraq và Syria, nhưng dường như không gây thương vong cho lực lượng Iran.
Giới chức Trung Quốc cáo buộc quân nhân Philippines trên tàu chiến ở bãi Cỏ Mây chĩa súng vào tàu hải cảnh giám sát cuộc tiếp tế nhu yếu phẩm.
Campuchia và Thái Lan có Thủ tướng mới, Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi, Thủ tướng Australia thăm Mỹ.... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Ngày 24/2, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tuyên bố sẽ “làm tăng cái giá” mà Nga phải trả trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba thông qua việc trao đổi thư chính thức ở trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại New York (Mỹ).
Hình ảnh Triều Tiên công bố cho thấy nước này dường như sở hữu máy ly tâm công suất cao, giúp tăng tốc độ sản xuất đầu đạn hạt nhân.