Các địa phương ở Lâm Đồng đã thành lập các tổ công tác nhằm nắm bắt, xử lý các điểm có nguy cơ sạt lở đất để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Ngày 21.7, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phát công văn hỏa tốc yêu cầu các địa phương chủ động phòng chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão.
Tại huyện Di Linh, theo ông Trần Nhật Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện, thời gian qua, địa phương đã thành lập 3 Đoàn công tác với nhiều tổ kiểm tra tất cả các khu vực, vị trí có nguy cơ sạt lở đất, ngập lụt, lũ quét trên địa bàn 18 xã, thị trấn.
Đoàn công tác đã chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn chủ động cắm biển cảnh báo, căng dây, rào chắn ở các khu vực nguy hiểm. Mặt khác, các địa phương cũng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động dân thường xuyên nắm bắt diễn biến của thời tiết để phòng chống sạt lở, ngập lụt, lũ quét để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Đến thời điểm hiện tại, về cơ bản công tác phòng chống thiên tai, mưa lũ đều được chủ động và đảm bảo tốt. Tuy nhiên, do thời tiết đang diễn biến phức tạp, mưa lớn vẫn đang diễn ra nên địa phương vẫn luôn trong tình trạng cảnh báo nguy cơ cao và thực hiện nghiêm phương châm “4 tại chỗ”, không chủ quan, lơ là.
Tại một số điểm có nguy cơ sạt lở cao, địa phương đã giao các ngành chức năng, các xã, thị trấn chủ động thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn trong những trường hợp khẩn cấp.
Thực hiện Công điện của UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Tôn Thiện Đồng Bí thư TP.Bảo Lộc đã trực tiếp đi khảo sát, kiểm tra các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, ngập lụt trên địa bàn.
Theo khảo sát của cơ quan chức năng, hiện tại, toàn TP.Bảo Lộc đang có 55 khu vực, vị trí có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, ngập lụt và lũ quyết khi xảy ra mưa lớn kéo dài.
Trong đó, tập trung tại các địa phương như Đại Lào, Lộc Châu, Đam B’ri, B’Lao, Lộc Tiến, Lộc Sơn và Lộc Nga. Đáng chú ý nhất là ở xã Đại Lào có nhiều khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất.
Toàn xã có 6 hộ dân thuộc các thôn 6, 7 và 9 nằm trong vùng nguy hiểm nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất. Hiện tại, đã có 3 hộ dân được chính quyền địa phương hỗ trợ di dời đến nơi an toàn. Địa phương đang tiếp tục vận động những hộ dân còn lại di dời để đề phòng xảy ra sạt lở đất.
Thành phố Bảo Lộc yêu cầu các cơ quan chức năng, các phường, xã tuyệt đối không để người dân mạo hiểm sinh sống trong những căn nhà có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất.
Các ngành chức năng, địa phương chủ động nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ dân buộc phải di dời để đảm bảo cuộc sống cho bà con. Trường hợp người dân không chấp hành di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm thì buộc phải cưỡng chế để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho bà con nhân dân.
Nhóm khách Tây với 6 người do anh Trần Văn Quân hướng dẫn đã có trải nghiệm 'kẹt' 4 tiếng trên con đường giữa lưng đèo Mã Pì Lèng (Hà Giang), do mưa lũ cuồn cuộn và sạt lở chiều 9-6.
Những lao động sinh sống ở xóm trọ dưới chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) phải gồng mình cam chịu cái nắng nóng gay gắt...
Đến tối 1-2, nhiều chuyến bay đưa người dân về quê ăn Tết khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đi các tỉnh bị lùi giờ (delay) kéo dài. Có chuyến delay từ chiều đến đêm. Hành khách phải hồi hộp chờ giờ bay mới.
Cần Thơ - Vụ sạt lở bờ sông Cái Sắn thuộc khu vực Thới Hòa 2, phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt với chiều dài 41m, rộng 4m, ăn sâu...
Do ảnh hưởng của gió mùa, đã có 10 tàu cá và ngư dân vào âu tàu đảo Trường Sa để tránh trú và được các cán bộ, chiến sĩ trên đảo hướng dẫn, giúp đỡ và tặng các phần quà trong những ngày giáp Tết.
Mưa lớn, gió lốc, mưa đá khiến thành phố Kon Tum chịu thiệt hại gần 6,8 tỷ đồng, chủ yếu là thiệt hại nông nghiệp, trong khi huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) cũng thiệt hại khoảng 1,2 tỷ đồng.
Huyện Bảo Yên là địa bàn chịu ảnh hưởng lớn nhất của mưa lũ, mưa lớn kéo dài khiến các suối, khe nước tiêu thoát không kịp, dâng cao gây ngập úng và sạt lở nhiều điểm.
Cơ quan chức năng đang thực hiện tháo dỡ căn nhà và các chòi tạm tại khu vực sạt lở nghiêm trọng trên kênh Đốc Phủ Hiền (TP Sa Đéc,...
Từ ngày 21-24/5, tỉnh An Giang ghi nhận 3 vụ sạt lở đất bờ sông, rạch xảy ra trên địa bàn hai huyện Chợ Mới, Châu Phú, với tổng chiều dài 125m.