Lá quốc kỳ Trung Quốc trên Mặt Trăng được làm từ sợi bazan vô cơ, cách nhiệt, chống bức xạ rất tốt và chỉ mỏng bằng 1/3 tóc người.
Các nhà khoa học Trung Quốc hé lộ những chi tiết về cách chế tạo lá quốc kỳ đặc biệt mà tàu đổ bộ của nhiệm vụ Hằng Nga 6 giương lên trên Mặt Trăng tuần trước, ECNS hôm 9/6 đưa tin. Lá cờ được chế tạo để chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt như dao động nhiệt độ trung bình, cao và thấp, môi trường chân không, bức xạ cực tím mạnh. Đây cũng là quốc kỳ đầu tiên trên thế giới được giương lên ở phía xa của Mặt Trăng.
Lá cờ đặc biệt được làm từ loại sợi bazan do Đại học Dệt may Vũ Hán và Tập đoàn Vũ trụ Trung Quốc Sanjiang hợp tác phát triển. Xu Weilin, học giả tại Viện Kỹ thuật Trung Quốc (CAE), hiệu trưởng Đại học Dệt may Vũ Hán, cùng các cộng sự đã phát triển thành công "phiên bản bằng đá" chất lượng cao của quốc kỳ vải sau khi vượt qua những thách thức lớn trong 4 năm qua, bao gồm khó khăn trong việc dệt sợi và đảm bảo màu sắc không phai.
Sợi bazan là loại sợi vô cơ, cách nhiệt và chống bức xạ rất tốt nên có thể chịu được môi trường khắc nghiệt trên Mặt Trăng, Xu cho biết. Nhưng những đặc điểm của sợi bazan như bề mặt nhẵn, giòn và dễ gãy, gây khó khăn cho công đoạn kéo sợi và dệt.
Lá cờ của tàu Hằng Nga 6 có cùng kích thước với lá cờ trong nhiệm vụ Hằng Nga 5 cắm ở phía gần của Mặt Trăng, khoảng 30 cm x 20 cm, tương đương tờ giấy A4. Khối lượng riêng của sợi bazan dùng cho cờ Hằng Nga 6 gần gấp đôi so với vật liệu làm cờ Hằng Nga 5. Do đó, lá cờ sợi bazan đáng lẽ cũng sẽ nặng hơn. Tuy nhiên, nhóm của Xu đã phát triển sợi bazan siêu mảnh với đường kính bằng khoảng 1/3 sợi tóc người nên cuối cùng, nó chỉ nặng 11,3 gram, nhẹ hơn 0,5 gram so với cờ Hằng Nga 5.
Xu cho biết, sợi bazan là vật liệu nhẹ và linh hoạt nên sẽ được sử dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, ví dụ, dùng làm bộ đồ vũ trụ, tàu vũ trụ và căn cứ trên Mặt Trăng. Nhóm của Xu đã bắt đầu nghiên cứu cách ứng dụng sợi bazan trong những việc đòi hỏi khả năng chịu nhiệt và chống cháy như làm quần áo và túi bảo hộ, tận dụng tối đa khả năng của bazan siêu mảnh để chống chọi với các điều kiện môi trường đặc biệt.
Bộ đồ chống cháy làm từ sợi bazan không chỉ có khả năng chống cháy và cách nhiệt mà còn tiết kiệm chi phí, theo Cao Genyang, giáo sư trong nhóm của Xu, người cũng tham gia phát triển cờ Hằng Nga 5. "Sợi bazan có giá 25.000 nhân dân tệ (3.450 USD) mỗi tấn, thấp hơn nhiều so với sợi thạch anh và sợi carbon, do đó triển vọng thị trường rất lớn", ông nói.
Những bộ đồ cứu hỏa và dây cứu sinh điển hình thường được làm từ vật liệu hữu cơ và sẽ cháy khi tiếp xúc với mức nhiệt khoảng 550 độ C. "Nhiệt độ nóng chảy của bộ đồ bằng sợi bazan là 1.600 độ C nên có thể dùng trong thời gian ngắn ở mức 1.200 độ C và sử dụng lâu dài ở mức 800 độ C", Cao giải thích. Ông cũng cho biết, bộ đồ cứu hỏa, chăn chống cháy và các sản phẩm liên quan làm từ sợi bazan sẽ dần được sản xuất trong những năm tới.
Thu Thảo (Theo ECNS)
Hơn 100 rùa do người dân phóng sinh tại hồ ở chùa Nam Sơn, được nhà chùa giao nộp cho kiểm lâm thả về Vườn quốc gia Cúc Phương.
Thông tin trên được ông Ngô Vĩ Nhân tiết lộ trong bài phát biểu tại Hội nghị Vũ trụ Trung Quốc tổ chức tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. Ông cho biết, là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn xây dựng phiên bản cơ bản của Trạm nghiên cứu Mặt Trăng quốc tế, tàu Hằng Nga-6 sắp được phóng trong thời gian tới để thực hiện sứ mệnh lấy mẫu trên vùng tối của Mặt Trăng và đem trở về Trái Đất; tàu Hằng Nga-7 sẽ được phóng vào khoảng...
Công an huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can Mai Đồng Tình (28 tuổi) về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp.
Một mảng kiến tạo đã thất lạc từ lâu được mệnh danh là 'Pontus' ở Biển Đông có kích thước bằng 1/4 Thái Bình Dương được các nhà khoa học tình cờ phát hiện khi nghiên cứu các tảng đá cổ ở Borneo.
Các nhà khoa học cho rằng cần kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ, lập bản đồ chi tiết khu vực rủi ro cao, cảnh báo sớm, xây dựng dữ liệu tổng thể... để Làng Nủ không lặp lại thảm họa lũ quét, lũ bùn đá.
Mô hình Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Việt Nam-Singapore do đơn vị Becamex IDC đề xuất, đang được các bên xúc tiến hợp tác để triển khai tại tỉnh Bình Dương.
Những tòa tháp cao hàng trăm mét giúp kiểm tra chất lượng, độ an toàn của thang máy khi di chuyển tốc độ cao, lên tới 19 m mỗi giây.
Công ty Rare Earths Norway thông báo phát hiện mỏ đất hiếm lớn nhất châu Âu, có khả năng đem lại thay đổi lớn cho đất nước Bắc Âu cũng như châu lục.
Chim ô tác kori (Ardeotis kori) là loài chim bay nặng nhất thế giới với con đực lớn cỡ 11 - 19 kg và có sải cánh 2,75 m.