Kinh tế thế giới thời khó khăn chưa từng có!

10:20 12/05/2024

Dữ liệu của Liên hợp quốc hiện cho thấy tiến độ phát triển trên toàn thế giới có thể đã thụt lùi…

Liên hợp quốc cảnh báo, sự phát triển con người ở Gaza có nguy cơ bị lùi lại 44 năm nếu cuộc xung đột hiện nay tiếp tục kéo dài sang tháng thứ chín. (Nguồn: UNDP)
Liên hợp quốc cảnh báo, sự phát triển con người ở Gaza có nguy cơ bị lùi lại 44 năm nếu cuộc xung đột hiện nay tiếp tục kéo dài sang tháng thứ chín. (Nguồn: UNDP)

Những năm 2020 đã mang đến thế giới mức độ hỗn loạn chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Sau đại dịch chưa từng có là cuộc xung đột toàn diện ở châu Âu, căng thẳng leo thang ở Trung Đông, tất cả đều đã và đang đẩy giá lương thực và nhiên liệu tăng cao. Trong khi đó, các hình thái thời tiết cực đoan tiếp tục cho thấy biến đổi khí hậu đang ngày càng tác động nguy hiểm đến đời sống, xã hội và kinh tế.

Sự bế tắc nguy hiểm

Trong một báo cáo có tiêu đề “Những quốc gia nào có mức sống tốt nhất và tồi tệ nhất?”, các nhà phân tích của The Economist chỉ ra rằng, chính sự khởi đầu đầy biến động của những năm 2020 đã tạo ra sự chuyển dịch đi xuống trong con đường phát triển con người trên khắp thế giới, khiến các quốc gia yếu và nghèo nhất bị bỏ lại phía sau; tình trạng bất bình đẳng trầm trọng hơn và gây ra sự phân cực chính trị trên quy mô toàn cầu.

Tình trạng này đang dẫn đến sự bế tắc nguy hiểm cần phải hiệp lực giải quyết gấp.

Báo cáo cho thấy tác động của các sự kiện “chưa từng có” như đại dịch toàn cầu, xung đột quân sự ở châu Âu và các sự cố thời tiết khắc nghiệt rất khủng khiếp. Các con số thiệt hại gây ra bởi các tác nhân trên đối với mức sống toàn cầu rõ ràng như đã thấy trong bộ Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Liên hợp quốc - thước đo cơ bản phản ánh tổng GDP của một quốc gia hay nền kinh tế, thu nhập (GNI) bình quân đầu người, trình độ học vấn và tuổi thọ trung bình… HDI hiện là một trong những thước đo được sử dụng rộng rãi nhất để đo lường sự phát triển của các quốc gia, chỉ sau GDP.

Cụm từ “thời điểm chưa từng có” nghe có vẻ nhàm chán và trống rỗng, nhưng tất cả các vấn đề trong đó đang trực tiếp tác động mạnh đến mức sống toàn cầu. Theo Liên hợp quốc, HDI đã giảm lần đầu tiên vào năm 2020 (năm xảy ra đại dịch Covid-19), kể từ khi ra mắt vào năm 1990. HDI tiếp tục giảm vào năm 2021. Số liệu mới nhất cho thấy, HDI toàn cầu có tín hiệu tăng trở lại, nhưng tiến độ còn chậm và không đồng đều.

Ngoài ra, trong 20 năm qua, khoảng cách giữa các quốc gia có giá trị HDI cao nhất và thấp nhất đã được thu hẹp (ngoại trừ giai đoạn ngắn xung quanh khủng hoảng tài chính 2007-2009). Nhưng kể từ năm 2020, khoảng cách này mở rộng hơn, như báo cáo đề cập, cho thấy xu hướng giảm dần bất bình đẳng giữa các quốc gia giàu và nghèo trong hai thập kỷ qua hiện đang bị đảo ngược. Các nước giàu đang có mức độ phát triển con người cao kỷ lục trong khi một nửa số nước nghèo nhất thế giới vẫn ở dưới mức trước khủng hoảng.

Việt Nam đã tăng tám bậc từ vị trí 115 lên vị trí 107, tiếp tục nằm trong số các quốc gia đang phát triển có chỉ số HDI cao.

Hợp tác chưa đủ

Trong bảng xếp hạng HDI 2023-2024, Thụy Sỹ đứng đầu bảng với số điểm 0,967. Na Uy và Iceland đứng thứ hai và thứ ba với số điểm lần lượt là 0,966 và 0,959. Hong Kong (Trung Quốc) nền kinh tế châu Á duy nhất lọt vào Top 5; đứng ở vị trí thứ tư với số điểm 0,956. Các vị trí trong Top 10 hầu hết đều do các quốc gia châu Âu chiếm giữ. Singapore là nền kinh tế châu Á còn lại, đứng ở vị trí thứ 9 với số điểm 0,949.

Liên hợp quốc cảnh báo sự phát triển của con người ở các quốc gia như Peru, Colombia, Libya và Lebanon đạt rất ít tiến bộ kể từ năm 2019. Mức sống ở Ukraine và Nga cũng giảm sút, lần lượt giảm 23 và 4 bậc trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2022.

Yemen bị chiến tranh tàn phá; Belize nghèo và mắc nợ; quốc đảo Micronesia có nguy cơ bị mực nước biển dâng cao nuốt chửng, tất cả đều có HDI đạt đỉnh vào năm 2010, rồi giảm dần hàng năm kể từ đó. Ở Dải Gaza, HDI sau sáu tháng xung đột, đã giảm xuống chỉ còn 0,598, kéo lùi 33 năm. Liên hợp quốc cảnh báo, sự phát triển con người ở Gaza có nguy cơ bị lùi lại 44 năm, nếu cuộc chiến hiện nay tiếp tục kéo dài sang tháng thứ chín.

Sự bất bình đẳng trên toàn cầu được nhân lên bởi sự tập trung kinh tế rất lớn. Gần 40% thương mại hàng hóa toàn cầu tập trung ở ba quốc gia hoặc ít hơn; và vào năm 2021, vốn hóa thị trường của ba công ty công nghệ lớn nhất thế giới vượt qua GDP của hơn 90% quốc gia trên thế giới.

Một vấn đề được các chuyên gia Liên hợp quốc cảnh báo - Mặc dù xã hội toàn cầu được kết nối chặt chẽ với nhau, nhưng vẫn chưa đủ. Thiếu sự hiệp lực nhằm thúc đẩy hành động về biến đổi khí hậu, số hóa hay nghèo đói và bất bình đẳng không chỉ cản trở sự phát triển con người mà còn làm trầm trọng thêm sự phân cực và làm xói mòn thêm niềm tin của người dân.

Mới đây nhất (ngày 28-29/4), tại Hội nghị đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2024 tại Saudi Arabia, các nhà lãnh đạo thế giới chỉ ra rủi ro lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu là sự “suy thoái địa chính trị”, điển hình là các cuộc xung đột quân sự.

Điều nguy hiểm được Chủ tịch WEF Borge Brende cảnh báo là “hiện có rất nhiều điều không thể đoán trước, có thể dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát”. Trong khi, một số nhà lãnh đạo khác lo ngại, “thế giới hiện đang đi trên dây, cố gắng cân bằng giữa an ninh và thịnh vượng. Nhưng một tính toán sai lầm hoặc một thông tin sai lệch sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng”.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội X, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Volker Turk phân tích: “Báo cáo của UNDP nêu rõ sự phân cực, bất bình đẳng và mất lòng tin đang đẩy chúng ta đến bờ vực thảm họa. Chúng ta có thể làm tốt hơn, phải phá vỡ bế tắc địa chính trị và hành động vì tương lai chung. Chúng ta cần một “khế ước xã hội mới”, được xây dựng trên đối thoại, sự đồng cảm, hợp tác và quyền lợi cho tất cả mọi người”.

The Economist kêu gọi hành động tập thể để giải quyết những thách thức hiện tại. Theo các chuyên gia, những nỗ lực tập thể đã được chứng minh từ thực tế. Chẳng hạn, sự hỗn loạn của những năm 2020 cho thấy, các chính phủ có thể hợp tác trong những vấn đề lớn, mang tính toàn cầu. Cụ thể, trong thời kỳ đại dịch Covid-19, vaccine đã được phát triển, sản xuất và phân phối với tốc độ chưa từng có, ước tính cứu được khoảng 20 triệu sinh mạng trong năm đầu tiên.

Hay tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) năm 2023, các nhà lãnh đạo quốc gia đã cho thấy sự đồng lòng thể hiện quyết tâm về một thỏa thuận giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu (dù việc thực hiện nó lại đặt ra những thách thức khác). Thế giới cần hợp tác, cần những nỗ lực tập thể nhiều hơn nữa để vượt qua những thất bại ngay từ đầu thập kỷ này.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Lâm Đồng sàng lọc dự án bất động sản trái phép từ ‘chiêu’ hiến đất làm đường

Lâm Đồng sàng lọc dự án bất động sản trái phép từ ‘chiêu’ hiến đất làm đường

11:30 20/03/2023

UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các huyện, thành phố tập trung sàng lọc các dự án bất động sản trái phép, không phù hợp với các quy hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và quy hoạch đô thị.

Dự án quây hòn non bộ vịnh Hạ Long vi phạm nhiều quy định

Dự án quây hòn non bộ vịnh Hạ Long vi phạm nhiều quy định

04:00 06/11/2023

Chiều 5/11, trả lời VTC News về thông tin một dự án đang đổ đất 'quây núi thành hòn non bộ', đại diện Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết, dự án khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả nằm trong vùng đệm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Chủ dự án là Công ty TNHH Đỗ Gia Capital. 'Qua kiểm tra giám sát vào ngày 19/9, đơn vị phát hiện có sự việc dự án khu đô thị tại khu 10B do Công ty TNHH Đỗ Gia Capital làm chủ đầu tư đang đổ...

Lùi ngày khởi công dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Lùi ngày khởi công dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

22:00 23/04/2023

Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và dự án cầu Phước An dự kiến được khởi công vào ngày 18/6 tới, thay vì dịp lễ 30/3 như thông tin trước đó.

Nhiều cảnh báo về cơn 'sốt' giá chung cư

Nhiều cảnh báo về cơn 'sốt' giá chung cư

09:20 13/04/2024

TP - Giá chung cư tại Hà Nội tăng không ngừng từ đầu năm đến nay khiến giấc mơ mua nhà của nhiều người ngày càng xa vời. Các chuyên gia cảnh báo cơn sốt chung cư lần này nếu không giải quyết sẽ dẫn đến nguy cơ “hỗn loạn” từ nay đến cuối năm.

Trung Quốc: Đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam

Trung Quốc: Đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam

23:00 23/06/2024

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới.

CADIVI: Hơn 500 khách mời tham dự Hội nghị khách hàng toàn quốc năm 2024

CADIVI: Hơn 500 khách mời tham dự Hội nghị khách hàng toàn quốc năm 2024

04:10 28/05/2024

Hơn 500 khách mời là đại lý, khách hàng, đối tác thân thiết khắp ba miền Bắc – Trung – Nam đã tham dự Hội nghị khách hàng toàn quốc năm 2024 của CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) từ ngày 24-26/5/2024.

Nhiều siêu thị mở cửa trở lại từ mùng 2 Tết

Nhiều siêu thị mở cửa trở lại từ mùng 2 Tết

04:40 12/02/2024

Bộ Tài chính cho biết nhiều siêu thị, cửa hàng tại các tỉnh, thành phố lớn đã mở cửa trở lại để phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của người tiêu dùng. Theo báo cáo, trong ngày 11/2 (ngày mùng 2 Tết), tại một số tỉnh, thành phố lớn, các siêu thị, cửa hàng đã mở cửa trở lại để phục vụ nhu cầu mua sắm các hàng hóa thiết yếu, nguồn cung hàng hóa sẽ đáp ứng đầy đủ. Trước đó, ngày mùng 1 hầu hết các chợ và siêu thị, trung tâm thương mại trên...

Hàng trăm học sinh tham gia chiến dịch Speak Now

Hàng trăm học sinh tham gia chiến dịch Speak Now

10:30 28/12/2023

Chiến dịch Speak Now với thông điệp 'Dám bày tỏ - Tiếng Anh là chuyện nhỏ' vừa kết thúc với sự ủng hộ của hàng trăm học sinh và phụ huynh, vào ngày 24/12.

'Số phận' nào cho loạt trụ sở đang bỏ hoang ở Hà Tĩnh?

'Số phận' nào cho loạt trụ sở đang bỏ hoang ở Hà Tĩnh?

09:45 15/11/2024

Hiện tại ở Hà Tĩnh nhiều trụ sở, tài sản công, nhất là tài sản dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã vẫn đang bỏ hoang. Thời gian qua, ngành chức năng đã phối hợp xử lý, song còn đó nhiều khó khăn.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới